Chủ Nhật, Tháng Mười Một 24, 2024
Home > Tin tức > Làm từ thiện đúng cách: Tưởng dễ mà không hề dễ

Làm từ thiện đúng cách: Tưởng dễ mà không hề dễ

Làm từ thiện đung cách mang lại an vui, lợi lạc cho mọi người, góp phần giảm thiểu những khó khăn trong đời sống, giảm thiểu niềm đau, nỗi khổ. Tuy nhiên, làm từ thiện đúng cách là như thế nào bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Mục Lục

Hiểu về làm từ thiện là gì?

Từ thiện là một hành động trợ giúp người yếu kém. Hoạt động từ thiện có thể thông qua hình thức quyên góp, hiến tặng bằng tiền, vật phẩm, thời gian hay là cứu trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe hay là những hành động trợ giúp tinh thần như an ủi. Từ thiện có thể là hành động của cá nhân hay là một tập thể, cộng đồng, thông qua các Tổ chức từ thiện.

Làm từ thiện đúng cách
Làm từ thiện đúng cách

>> Xem thêm: Từ thiện là gì?

Cách làm từ thiện đúng cách

Bước 1: Đánh giá nhu cầu.

Trong trường hợp bạn chưa có định hướng cụ thể, hoặc bạn muốn chung tay giải quyết những vấn đề cộm cán nhất, bước đầu tiên sẽ giúp bạn vạch ra lối đi.

Để tìm hiểu cộng đồng đang cần gì, việc thu thập dữ liệu, tìm kiếm thông tin là công tác đương nhiên. Tất cả có thể đến từ buổi phỏng vấn một bác tổ trưởng tổ dân phố, một mạnh thường quân nhiều năm kinh nghiệm, một trưởng nhóm hoạt động xã hội cộm cán… hay đến từ vài tiếng tra cứu, khảo sát thông qua các cổng thông tin chuyên đề, báo chí, … Nhờ đó, bạn sẽ có cả núi tài liệu, đề cập đến hàng chục vấn đề chờ bạn phân loại và xác định thứ tự ưu tiên.

Bước 2: Xác định các bên liên quan.

  1. Những cách làm hiệu quả. Phát huy được không? Một đứa gà mờ như tôi, trong 3 phút, đã tìm được các bài viết về “Phát huy vai trò người cao tuổi, tìm cho các cụ một công việc phù hợp, giúp các cụ thấy bản thân mình vẫn có ích là cách chăm sóc tốt nhất”.
  2. Học hỏi từ những sai lầm trước đây. Học để tránh mắc phải sai lầm tương tự ấy mà.
  3. Xác định đối tác tiềm năng. Dựa trên điều tôi tìm thấy, đối tác tiềm năng sẽ là những cơ sở tạo công ăn việc làm cho người cao tuổi. Này, đừng nghĩ các cụ lớn tuổi không làm được việc gì nhé. Bên Đức có hẳn một tiệm bánh toàn các cụ 90 vừa nướng vừa bán đấy. Có ai muốn ăn thử những chiếc bánh ấy như tôi không?

Bước 3: Cách tiếp cận         

Tiếp cận ai và tiếp cận điều gì?

Tất cả những đầu mối để giúp bạn hoàn thành mục tiêu.

Nếu vẫn băn khoăn, hãy tự trả lời loạt câu hỏi:

“Bạn tìm gặp nhân vật, tổ chức, công việc đó để làm gì?”

“Bạn sẽ nói gì với họ?”

“Bạn có thể giúp họ những gì?”

“Bạn muốn đạt được điều gì sau khi làm việc với họ?”

Đừng vội, để trả lời các câu hỏi trên, bạn cần tìm hiểu tổ chức bạn tham gia, hoặc định tham gia, có những hoạt động gì? Bạn đồng thời phải nghiên cứu về đường hướng hoạt động, tôn chỉ mục đích của họ. Những thành tựu và thất bại của họ trong hoạt động mà bạn quan tâm. Phương thức bạn đưa ra để cả hai đồng hành trên còn đường hoàn thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn sắp tới.

Bước 4: Đánh giá nguồn lực hiện có

Kinh nghiệm không, tiền bạc không, kỹ năng không, thế mạnh cũng không nốt. Vậy mà tôi vẫn lon ton muốn làm từ thiện. Hy vọng nhiệt thành của tôi không đồng nghĩa với phá hoại.

Nếu bạn chỉ cần có một điểm hơn tôi, Kinh nghiệm bản thân, Tiền tài trợ, Sản phẩm/dịch vụ… bạn chắc chắn sẽ làm được khối chuyện. Hoặc nếu thế mạnh của bạn chính là khả năng vận động các nguồn lực kể trên từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân, thì hãy phát huy nhé.

Vận động các nguồn lực kể trên từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân
Vận động các nguồn lực kể trên từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân

Tìm hiểu thêm: Hội từ thiện TPHCM

Bước 5: Hành động.

  1. Bắt đầu với mục tiêu chung. Chúng tôi muốn các cụ già vẫn được làm việc chính đáng, phục vụ chính bản thân các cụ chứ không ai khác.
  2. Kết nối nguồn lực hiện có với nhu cầu thật sự. Hiện tôi có thể giúp sức bằng cách khuân vác. Nhưng bạn A có thể huy động tiền. Bạn B lên được dự án và kêu gọi việc làm…  
  3. Đảm bảo sự nhất quán về cách đo lường tác động. Kết quả tích cực hay tiêu cực đến cộng đồng mà mỗi bên vẽ ra một kiểu là toi.
  4. Thể hiện cam kết. Chẳng hạn một bản thoả thuận chi tiết.

Bước 6: Đánh giá hiệu quả

Xem lại từng bước trong quy trình. Chúng ta đã làm như thế nào? Liệu có thể làm tốt hơn không? Mục tiêu đã đạt được đến đâu? Trọn vẹn hay chút chút?

Bước 7: Cải thiện.

Thực hiện những cải thiện, những thay đổi cần thiết.

Chia sẻ kết quả với các bên liên quan về bài học kinh nghiệm, về những cách làm hiệu quả.