Thứ Hai, Tháng Một 27, 2025
Home > Tin tức > Tuyển sinh vào 10: Sự cố lọt đề thi đặc biệt nghiêm trọng

Tuyển sinh vào 10: Sự cố lọt đề thi đặc biệt nghiêm trọng

Theo những chuyên gia giáo dục, sự cố lọt đề thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 rất nghiêm trọng, là bài học “xương máu” cho những địa phương tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2018 cuối thàng 6 sắp tới.

Sự cố lọt đề thi tuyển sinh vào lớp 10

Vào 17h30 ngày 7/6, một tiếng sau khi kết thúc buổi thi môn Toán vào lớp 10 công lập Hà Nội, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Ngọc Quang đã thừa nhận đề Toán bị lọt ra ngoài. Sau khi thí sinh bắt đầu làm bài được khoảng 60 phút, mạng xã hội xuất hiện bản chụp tờ đề thi môn Toán.

Trước đó, trong buổi thi môn Ngữ văn sáng cùng ngày, sau thời gian tính giờ làm bài một tiếng, mạng xã hội lan truyền ảnh chụp đề thi. Mẫu đề này trùng khớp với đề thí sinh mang về sau kết thúc buổi thi.

Lộ đề rất nghiêm trọng, cần hủy kết quả thi

Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM,ông Nguyễn Văn Ngai cho rằng sự việc giám thị đưa đề thi Văn và Toán ra ngoài khi kết thúc thời gian làm bài là sai phạm nghiêm trọng. Để xác định là “lọt” hay “lộ” đề cần có sự phối hợp giữa ngành giáo dục và cơ quan công an.

Với nhiều năm làm công tác khảo thí tại những điểm thi TP HCM, ông Ngai cho rằng, lộ đề tức là đề nhiều người biết, hoặc bị phát tán trước khi thi. Ở Hà Nội, đề bị đưa ra ngoài khi thí sinh làm bài được một khoảng thời gian nhất định. Với trường hợp này, nhà chức trách cần xác định có thí sinh nào trong phòng thi nhận được tín hiệu từ bên ngoài hay không.

Cùng quan điểm với ông Nguyễn Văn Ngai, thầy Tuấn ( chuyên gia giáo dục trường Cao đẳng Vật lý trị liệu) cho rằng nếu có tín hiệu phát tán bài giải, hướng dẫn từ bên ngoài vào cho thí sinh dưới bất cứ hình thức nào bằng tờ đề bị đưa ra ngoài thì cần phải hủy kết quả đề thi.

Cũng theo ý kiến của một lãnh đạo trường THPT khác tại TP HCM, quy chế tuyển sinh THCS và THPT hiện nay mang tính hướng dẫn chung, cần tùy theo điều kiện địa phương ban hành quy định chặt chẽ, riêng biệt cho những kỳ tuyển sinh. Chính vì thế, việc xác định “lọt” hay “lộ” đề thi không thể dựa trên quy chế hiện nay mà cần xác định hệ quả của sự việc đó ảnh hưởng đến kỳ thi như thế nào.

Ông chia sẻ : Theo thông tin từ hôm qua đến nay, chưa thấy bất cứ dấu hiệu nào phá hỏng kỳ thi từ việc đề bị đưa ra ngoài nên tạm thời kỳ thi vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên, động cơ hai lần phát tán đề của giám thị cần được làm rõ bởi đây rõ ràng là việc làm có chủ ý.

Bài học cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2016

Theo ông Ngai, quy định tuyển sinh lớp 10 rất nghiêm ngặt, do những Sở Giáo dục phổ biến cụ thể, kỹ lưỡng đến từng hội đồng thi, điểm thi và từng cán bộ coi thi. Với sự cố này, Sở Giáo dục cần rà soát quy trình tập huấn, phổ biến quy chế thi đến giám thị và trực tiếp là giám thị vi phạm coi thi trên. Người tổ chức điểm thi phải chịu trách nhiệm liên đới với vai trò là người quản lý.

“Sự cố ở Hà Nội là bài học lớn cho công tác tổ chức thi cử ở các địa phương sắp tới, đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia diễn ra ngày 25-27/6”, ông Ngai nói.