Thứ Hai, Tháng Một 27, 2025
Home > Tin tức > Trẻ sơ sinh bị ho và cách nhận diện bệnh qua tiếng ho của bé

Trẻ sơ sinh bị ho và cách nhận diện bệnh qua tiếng ho của bé

Trẻ sơ sinh bị ho báo hiệu bé đang gặp vấn đề về sức khỏe. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho là gì? Có thể nhận diện bệnh mà trẻ mắc phải qua tiếng ho không?…Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây: Trẻ sơ sinh bị ho và cách nhận diện bệnh qua tiếng ho của bé. Hãy đọc và tham khảo bài viết để trả lời câu hỏi của mình nhé.

Với bài viết: Trẻ sơ sinh bị ho và cách nhận diện bệnh qua tiếng ho của bé, dưới đây của chúng tôi sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nhất là những gia đình có con nhỏ, hay phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, hãy dành cho mình vài phút để đọc hết bài viết này nhé!

Mục Lục

1. Trẻ sơ sinh bị ho

trẻ sơ sinh bị ho

Những điều cần biết về trẻ sơ sinh bị ho

1.1. Ho là gì?

Bạn có biết ho là gì không? Sẽ có nhiều người không hiểu hết được bản chất của ho. Họ chỉ nghĩa ho là một biểu hiện của cơ thể có khả năng ốm mà thôi. Nhưng thực tế ho là một phản xạ của cơ thể, nó có lợi chứ không gây hại cho cơ thể. Việc ho sẽ giúp cho cơ thể của bạn bảo vệ được những yếu tốc hay các tác nhân gây bệnh cho cơ thể.

Vì vậy, nếu khi trẻ sơ sinh có các vấn đề liên quan đến đường hô hấp, phản xạ ho sẽ giúp các bé ngăn ngừa các yếu tố gây hại cho cơ thể, làm cho đường hô hấp trở nên thông thoáng hơn, đẩy các dịch mũi, đờm ra bên ngoài.  Với trẻ sơ sinh ho có 2 dạng: Ho khan và ho có đờm.

1.2. Tại sao trẻ sơ sinh bị ho?

Bạn có biết tại sao trẻ sơ sinh bị ho không? Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi thường rất ít bị họ. Vậy nguyên nhân bé bị ho là gì. Theo bác sĩ đang công tác tại Cao đẳng dược tphcm cho biết: Việc trẻ sơ sinh bị ho chỉ có thể do các nguyên nhân sau:

  • Có người hút thuốc trong nhà;
  • Bạn đang sống trong một môi trường bị ô nhiễm, có nhiều khói bụi;
  • Sau khi sinh bạn đã dùng than củi để xông;
  • Thời tiết có sự thay đổi;
  • Trẻ bị hóc dị vật hay bị sặc;
  • Trẻ bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như ho gà, viêm phế quản, dị ứng, viêm phổi,..
  • Trẻ bị nhiễm respiratory syncytial virus – RSV, đây là loại virus hợp bào hô hấp;

Là những nguyên nhân tình trạng họ ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, với những trẻ có hiện tượng ho nghe tiếng khè khè, đó là do ở đường hô hấp của bé đã có sự thay đổi dịch nhầy. Dịch này được tăng lên để kháng lại, chóng lại các loại virus, vi khuẩn gây bệnh cho bé.

2. Cách nhận diện bệnh qua tiếng ho của bé

Trẻ sơ sinh bị ho là dấu hiệu bệnh đang  nhập vào cơ thể cưa bé. Mỗi tiếng ho khác nhau là dấu hiệu của các loại bệnh khác nhau. Vậy cách nhận diện bệnh qua tiếng ho của trẻ sơ sinh như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này nè.

2.1. Nhận diện trẻ sơ sinh bị ho do nhiễm thanh khí phế quản.

Trẻ sơ sinh bị ho

Trẻ sơ sinh bị ho do nhiễm thanh khí phế quản.

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị ho là viêm khí phế quản. Khi thanh quản và khí quan bị viêm sẽ dẫn đến tình trạng sưng lên phần màng của khí quản, làm cho trẻ khó thở.  Bệnh viêm thanh khí quản thường xuất hiện vào ban đêm, đôi khi bạn thấy ban đêm trẻ thường hay quấy khóc, đó là do trẻ khó thở. Việc trẻ bị khó thở kết hợp với sốt cao bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay.

Dấu hiệu để nhận biết trẻ bị bệnh viêm khí phế quản:

  • Trẻ có tiếng ho khá lớn và ho theo từng cơn ngắn;
  • Trẻ thở yếu, đặc biệt qua tiếng thở của bé bạn nghe như tiếng huýt sáo hay tiếng ngáy vậy;
  • Da của trẻ trở nên tái xanh;
  • Ở trường hợp trẻ bị viêm thanh khí quản nghiêm trọng, trẻ sẽ có biểu hiện: Trẻ đang có vấn động cơ mũi để trẻ có thể dễ thở hơn

Phương pháp điều trị bệnh viêm khí phế quản: Làm dịu cơ ho của bé bắc cách bế bé ở tư thế ẵm hoắc theo tư thế vác trên vai, sau đó dùng tay vỗ nhẹ vào lưng của bé . Để giúp làm giảm tình trạng khó thở ở bé, bạn cần đưa bé vào phòng tắm bật nước nóng và cho trẻ hít khí hơi nóng ẩm đó. Như một kiểu xông hơi vậy. Lưu ý đó là bạn hãy đóng kín cửa phòng tắm để hơi nóng không thoát nhanh ra ngoài nhé.

Hoặc bạn có thể đưa bé ra ngoài trời đi dạo, nếu thời tiết đẹp, không khí nơi bạn đến trong lành, thoáng đãng để giúp trẻ có thể dễ dàng thở hơn. Nếu bé bạn bị viêm thanh khí quản kéo dài từ 3 đến 5 ngày nhưng lại không có dấu hiệu giảm. Bạn cần đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ khám và kiểm tra, chữa trị cho bé kịp thời.

2.2. Nhận diện trẻ sơ sinh bị ho do cảm lạnh – cảm cúm

trẻ sơ sinh bị ho

Trẻ sơ sinh bị ho do bị cảm cúm – cảm lạnh

Các dấu hiệu để nhận diện trẻ sơ sinh bị ho do cảm lạnh – cảm cúm: Trẻ sơ sinh bị ho khan, bị nghẹt mũi, kèm theo các dấu hiệu của viêm họng. Ngoài ra, còn có các đấu hiệu như trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ho có đờm, có hiện tượng sốt nhẹ vào ban đêm.

Phương pháp điều trị cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ho do cảm lạnh – cảm cúm: Hãy cho bé uống đầy đủ nước để làm loãng các dịch đờm, đồng thời làm cho bé ho cũng được dễ hơn. Bạn cần lưu ý không được cho trẻ uống thuốc ho, thuốc điều trị cảm cúm tùy tiện mà không có chỉ định của bác sĩ. Để giảm tình trạng ho ở bé, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý và dụng cụ rửa mũi để làm sách mũi cho bé. Khi đó bé cũng sẽ dễ thở hơn, với trẻ > 1 tuổi, bạn có thể cho trẻ uống nước ấm pha với mật ong. Cái này sẽ có tác dụng đờm của bé sẽ loãng ra.

2.3. Nhận diện trẻ sơ sinh bị ho do bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản

Trẻ sơ sinh bị ho

Trẻ sơ sinh bị ho do bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản

Trẻ sơ sinh bị ho do bị bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản có dấu hiệu như thế nào? Khi trẻ bị ho do bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Trẻ có đấu hiệu bị cảm lạnh, thở gặp rất nhiều khó khăn;
  • Trẻ có dấu hiệu chảy nước mắt, ngứa;

Trẻ dễ mắc bệnh viêm phế quản vào mùa thu và mùa đông. Khi trẻ bị bệnh sẽ có các dấu hiệu kèm theo như ít ăn, bỏ ăn, sốt nhẹ.

Phương pháp điều trị trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ho do hen suyễn hoặc viêm phế quản: Hãy cho trẻ uống nước bổ sung, cho trẻ bú đủ và sử dụng máy phun dương. Máy này sẽ giúp tạo độ ẩm cho trẻ tạo cho trẻ dễ dàng thở hơn.

Trong trường hợp trẻ thở có tiếng khò khè, hãy theo dõi nhịp thở của trẻ. Nếu như nhịp thở của bé là 50 hơi/phút, trẻ đang có nguy cơ cao mắc bệnh suy hô hấp, lúc này bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện, trạm y tế để được khám và chữa trị kịp thời.

Nếu trong trường hợp trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ho do bệnh hen suyễn bị nặng, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được chữa trị.

2.4. Nhận diện trẻ sơ sinh bị ho do bệnh ho gà

trẻ sơ sinh bị ho do bệnh ho gà

Trẻ sơ sinh bị ho do bệnh ho gà

Bạn có biết trẻ sơ sinh bị ho do bị bệnh ho gà như thế nào không? Sau mỗi cơ ho gà mặt của trẻ trở nên đỏ, hai mí mắt bị sưng, môi bị tím , tĩnh mạch ở cổ trẻ bị nổi lên.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị ho do bị bệnh ho gà còn có các biểu hiện sau: Trẻ bị ho thường xuyên, cơ ho kéo dài và nối tiếp nhau, lưỡi của trẻ bị thè ra ngoài, mắt của trẻ lồi ra.

Khi có những biểu hiện này, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chuẩn đoán kịp thời và chuẩn đoán đúng cách. Đồng thời việc đưa trẻ đến bệnh viện sẽ giúp cho trẻ được được hỗ trợ thở oxy mỗi khi ho.

2.5. Nhận diện trẻ sơ sinh bị ho do bị sặc hay hóc di vật

trẻ sơ sinh bị ho

Trẻ sơ sinh bị ho do bị sặc hay hóc di vật

Trong trường hợp trẻ bị hóc di vật hay bị sặc, trong trường hợp này trẻ có dấu hiệu miệng há to, không ho được. Da của trẻ rất nhợt nhạt hoặc có màu xanh. Tình trạng bé bị như vậy là do trẻ bị thiếu oxy.

Trong trường hợp này, các bà mẹ cần phải tìm cách lấy di vật ( có thể cúc áo, các đồ chơi nhỏ, hạt đậu,..) ra ngoài. Bằng cách nâng bé theo kiểu nằm úp, sau đó dùng tay vỗ vào khoảng giữa ở hai xương phần bả vai. Giúp bé ho mạnh đẩy các di vật ra bên ngoài.

Trong trường hợp, trẻ bị hóc di vật nhưng không thể lấy ra ngoài. Bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện, trạm y tế gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời. Một lưu ý nhỏ: Khi trẻ hóc di vật bạn tuyệt đối không được lấy tay để lấy di vật ra. Bởi hành động này sẽ khiến di vật vào sâu bên trong hơn.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về vấn đề: Trẻ sơ sinh bị ho và cách nhận diện bệnh qua tiếng ho của bé. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi!