Chủ Nhật, Tháng Mười Một 24, 2024
Home > Tin tức > Nhìn lại những tấm gương hiếu thảo từ lịch sử

Nhìn lại những tấm gương hiếu thảo từ lịch sử

tam-guong-hieu-thao

Từ ngàn xưa, hiếu thảo luôn là một trong những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. Chữ Hiếu luôn được coi trọng và đứng đầu trong tất cả các đức hạnh của con người. Những tấm gương hiếu thảo luôn là chủ đề được mọi người đề cập tới.

Hiếu thảo tấm gương có rất nhiều từ thời xa xưa những câu chuyện huyền thoại cho đến ngày nay. Những người hiếu thảo luôn được xã hội biểu dương và trở thành tấm gương cho con cháu học tập.

Mục Lục

Tấm gương hiếu thảo trong lịch sử

Chử đồng tử

Đây là tấm gương hiếu hạnh lưu truyền muôn đời. Việt Nam có rất nhiều chuyện nổi tiếng về tấm gương hiếu học được truyền từ đời này sang đời kia. Câu chuyện Chử Đồng Tử là một trong số đó. Câu chuyện về chàng Chử Đồng Tử nhà nghèo sống cùng cha và chỉ có một chiếc khố chia nhau dùng chung. Khi cha mất chàng không nỡ tang trần cho cha nên đã dùng chiếc khố duy nhất để an táng cha. Còn mình tiếp tục ở trần sống cuộc sống hàng ngày trước đây. Lòng hiếu thảo của ông được xem như bài học đáng suy ngẫm cho giới trẻ ngày nay đang vô tư đòi hỏi sự hy sinh của bậc sinh thành. Chử Đồng Tử thương cha, mình thì trần truồng sống bằng cách câu cá, ban ngày dầm nửa người dưới nước hoặc xin ăn.

nhung-tam-guong-hieu-thao
Sự hiếu thảo là một chuẩn mực đạo đức của xã hội

Thời ấy vua Hùng Vương thứ XVIII có người con gái tên là Tiên Dung không chịu lấy chồng dù đã đến tuổi cập kê. Tiên Dung dạo chơi rồi đúng ngay chỗ ẩn náu của Chử Đồng Tử. Tiên Dung xin được cùng nên duyên vợ chồng. Vua Hùng nghe chuyện thì giận dữ vô cùng. Nàng cùng chồng mở chợ Hà Thám ai cũng kính thờ Tiên Dung và Chử Đồng Tử làm chúa. Câu chuyện được lưu truyền hậu thế minh chứng rằng con người có hiếu thảo, biết lấy hiếu nghĩa làm đầu thì sẽ có phúc phận và có tương lai tốt đẹp cho mình.

Nguyễn Trãi là tấm gương trung hiếu vẹn toàn

Khi cha là Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt, Nguyễn Trãi đi theo cha đến ải Nam Quan. Nguyễn Trãi nếm mật nằm gai, bày mưu tính kế, giúp nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi. Câu chuyện của ông dạy người trẻ sự nỗ lực sẽ được đền đáp, Nguyễn Trãi đã nghe theo lời cha, tìm cách trốn vào vùng đất Lam Sơn (Thanh Hóa) giúp Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa. Kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi giành lại độc lập cho dân tộc trở thành anh hùng giải phóng dân tộc khai quốc công thần của triều Hậu Lê.  Nguyễn Phi Khanh đã dạy con mình phải có hiếu với ông bà cha mẹ nên khi bị bắt, Nguyễn Trãi đã lấy tổ quốc làm trọng, trả thù cho cha, như thế mới là báo hiếu. Không phải cứ theo khóc lóc là báo hiếu.

Vua Trần Anh Tông

Trần Anh Tông là vị vua tôn trọng đạo hiếu, tuân theo lời dạy của cha. Ông bỏ rượu, trở nên minh mẫn hơn. Con người dù có thành công hay có chức vị cao tới mấy cũng vẫn là con, cần nhớ gốc gác cũng như công lao sinh thành của cha mẹ.

Vua Tự Đức triều Nguyễn

Vua Tự Đức là vị vua duy nhất sẵn sàng dâng doi cho mẹ đánh đòn trong sử Việt. Ông sẵn sàng để mẹ phạt roi khi mắc lỗi, suốt 36 năm trị vì đất nước, ông rất coi trọng bổn phận làm con với mẹ là Hoàng thái hậu Từ Dụ. Trong gia đình Việt ngày xưa, con cái luôn hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ chu đáo. Vua Tự Đức là một trong những tấm gương hiếu thảo được lịch sử ca ngợi. Nhà vua đặt cho mình lịch ngày chẵn trong tháng sẽ cùng đoàn tùy tùng vấn an sức khỏe mẫu hậu

Kho tàng ca dao Việt Nam ta cũng có nhiều câu nói về lòng hiếu thảo với cha mẹ như:

 “Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con”

“Công cha nghĩa mẹ cao dày

Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ

Nuôi con khó nhọc đến giờ

Trưởng thành con phải biết thờ song thân”

“Dạy con, con nhớ lấy lời

Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên”

Hiếu thảo là tấm lòng yêu thương và chăm sóc ông bà cha mẹ, yêu thương kính mến ấy phải xuất phát từ tận đáy lòng. Đặc biệt khi đấng sinh thành đã về già sức khỏe sa sút, bệnh tật là lúc cần sự hiếu thảo của con cháu nhất. Con cháu phải có trách nhiệm tận tình chăm sóc, không ngại khổ ngại khó, sợ phiền phức thì mới thật là tấm gương hiếu thảo đáng quý.

tam-guong-hieu-thao
Lòng hiếu thảo là một phẩm chất đạo đức đặc trưng của dân tộc

Tấm lòng hiếu thảo đôi khi chỉ là những hành động đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi đứa con cần có lòng hiếu thảo là phẩm chất đáng quý của con người. Lòng hiếu thảo vốn là vấn đề quen thuộc mà chúng ta thường xuyên đề cập đến, còn là đạo lý cơ bản mà con người cần phải nhận thức và thực hiện. Hai chữ “hiếu thảo” bắt nguồn từ triết học Nho giáo, chỉ đức tính tốt đẹp của con cái biết yêu thương trân trọng cha mẹ, tổ tiên của mình. Ở Việt Nam, lòng hiếu thảo là một phẩm chất đạo đức đặc trưng của dân tộc có ý nghĩa không chỉ trong đạo đức mà còn là văn hóa sống của con người. Đạo lý uống nước nhớ nguồn được biểu hiện thông qua sự chăm sóc, yêu thương, biết ơn cha mẹ khi cha mẹ còn sống hương khói cho cha mẹ khi họ đã mất.

Lòng hiếu thảo của chúng ta không chỉ riêng với cha mẹ ruột thịt mà còn dành cho tất cả những ai có công lao nuôi dưỡng và chăm sóc có công lao giúp cuộc sống thế hệ sau tốt đẹp hơn. Trong lịch sử Việt Nam luôn ghi nhận những tấm gương hiếu thảo của dân tộc. Lòng hiếu thảo là hành vi vô cùng ý nghĩa mang lại danh tiếng tốt cho gia đình. Việc bạn đền đáp công sinh thành của các bậc cha mẹ chưa là gì so với công sức họ đã nuôi bạn trưởng thành. Lòng hiếu thảo thực sự cần thiết phải có và có một vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của chúng ta hiện nay.