Thứ Tư, Tháng Mười Hai 25, 2024
Home > Tin tức > Những nữ anh hùng Việt Nam khiến quan địch khiếp sợ

Những nữ anh hùng Việt Nam khiến quan địch khiếp sợ

Lịch sử Việt Nam luôn khắc ghi những đóng góp vô cùng to lớn của những vị anh hùng. Việt Nam ta có những nữ anh hùng nào mà kiến giặc phải kiếp sợ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này!

Mục Lục

Nữ anh hùng Việt Nam khiến quân giặc kiếp sợ

Hai Bà Trưng – Nữ vương đầu tiên trong lịch sử

 Hai Bà là Trưng Trắc và Trưng Nhị, con gái Lạc tướng Mê Linh thời vua Hùng, rất chú trọng dạy hai con chí khí yêu nước. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách đã bị Thái thú Tô Định, nhà Đông Hán giết hại. Để chống lại ách chiếm đóng của nhà Hán và trả thù cho chồng, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa, tập hợp nông dân khắp nơi trong cả nước đánh đuổi Tô Định, dựng lại cơ nghiệp xưa của vua Hùng.

Nữ anh hùng 2 bà trưng
Nữ anh hùng 2 bà trưng

Xem thêm: Anh hùng Lê Văn Tám

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà diễn ra vào năm 40 đầu thế kỉ I, Trưng Trắc lên làm vua (xưng là Trưng Vương), nền độc lập kéo dài trong 3 năm: Đô Kỳ đóng cõi Mê Linh Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta. Năm 42, tướng nhà Hán lại sang đánh nước ta.Hai Bà Trưng và các nữ tướng như Lê Chân, Thánh Thiên, Thiều Hoa…giao tranh oanh liệt, đánh thắng nhiều trận.

Song không chống lại được trước thủ đoạn, mưu mẹo xảo quyệt của nhà Hán nên cuối cùng, Hai Bà đã gieo mình xuống dòng sông Hát tự vẫn. Trong Đại Việt sử kí (1272), Lê Văn Hưu viết: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 60 thành ở lĩnh ngoại đều hưởng ứng. Việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay…!”

Nguyễn Thị Minh Khai – Nữ chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên

Nguyễn Thị Minh Khai (1910 – 1941), tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh ở xã Vĩnh Yên thuộc thị xã Vinh (Nghệ An), học đến tiểu học, tham gia phong trào học sinh, được kết nạp vào Đảng năm 1930. Say mê học lý luận, chị là một trong những cán bộ phụ nữ được Hồ Chủ Tịch trực tiếp dìu dắt, sau đó Minh Khai được đào tạo về chủ nghĩa Mác Lê-nin ở Liên Xô.

Dưới cái tên Phan Lan, chị là đại biểu trẻ nhất Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 7 tại Mát – xcơ – va, đã đọc bài phát biểu nổi tiếng trong phiên họp thứ 40: “Chúng tôi, những người phụ nữ nông dân, công nhân ở các miền phương Đông, các miền thuộc địa, bán thuộc địa, những người khổ cực gấp bội hơn các đồng chí Tây Âu, chúng tôi đã bước vào con đường đấu tranh cách mạng”.

Chị cũng là đại biểu thanh niên Việt Nam đầu tiên đi dự Quốc tế Thanh niên năm 1935. Là Bí thư tỉnh ủy Sài Gòn – Chợ Lớn đầu tiên, chị rất chú trọng đào tạo cán bộ công nhân, xây dựng cơ sở cách mạng ở nông thôn, có ý thức quyết vươn lên gánh vác vai trò lãnh đạo cách mạng, Minh Khai tỏ rõ nghị lực vượt mọi đau thương khó khăn riêng, khi sinh con gái, khi chồng chị là đồng chí Lê Hồng Phong bị bắt.

Ngày 28 – 8 – 1941, chính quyền thực dân Pháp xử bắn chị cùng các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập… Đứng trên gò đất cao, chị giựt mảnh băng đen bịt mắt vứt đi và nói lớn: “Thưa đồng bào, chúng ta phải tiêu diệt đế quốc phong kiến thì đời sống mới sung sướng được. Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm! Cách mạng Việt Nam muôn năm!

Võ Thị Sáu – Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất

Võ Thị Sáu (1037 – 1953), quê ở Bà Rịa, chị được gọi là “ Người con gái đất đỏ”. Khi giặc Pháp tràn vào quê hương, Võ Thị Sáu mới 12 tuổi, đã ném lựu đạn giết chết ba tên chỉ huy Pháp. Chị nổi tiếng về tình báo, biệt động và giao liên đặc biệt. Ám sát hụt tên việt gian Đốc phủ Tòng, Võ Thị Sáubị Pháp bắt năm 15 tuổi.

Anh hùng Võ Thị Sáu
Anh hùng Võ Thị Sáu

Xem thêm: Anh hùng là gì?

Ở trong tù, chị vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng. Tháng 12 năm 1952, Pháp đem chị ra Côn Đảo giam ở nhà lao “Đá trắng”. Vốn thích múa hát từ nhỏ, khám tử hình không làm chị thôi hát. Khi giặc xử bắn chị, đưa một cố đạo đến rửa tội, chị mắng: “Tao là người yêu nước, tao không có tội, chỉ chúng mày là quân cướp nước tao, giết dân tao mới là kẻ có tội.”

Trước khi chết, chị hô vang: “Việt Nam muôn năm! Bác Hồ muôn năm!”. Võ Thị Sáu hi sinh khi chưa đầy 17 tuổi. Năm 1993, Nhà nước đã truy tặng chị danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và Huân chương chiến công hạng Nhất.