Thứ Tư, Tháng Mười Hai 18, 2024
Home > Tấm gương sáng > Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy – phi công hàng đầu mọi thời đại

Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy – phi công hàng đầu mọi thời đại

anh-hung-phi-cong-nguyen-van-bay-phi-cong-hang-dau-moi-thoi-dai (1)

Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy là một trong 16 phi công Việt Nam đạt đẳng cấp ACES. Nguyễn Văn Bảy có bảy lần nổ súng là bảy chiếc máy bay Mỹ rơi.

Mục Lục

Tiểu sử anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

Nguyễn Văn Bảy tên thật là Nguyễn Văn Hoa (2 tháng 2 năm 1936). Nguyễn Văn Bảy còn gọi Bảy A, là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, sĩ quan cao cấp của lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam, cấp bậc Đại tá.

Ông nguyên là Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam. Nguyễn Văn Bảy là một trong mười chín phi công Việt Nam đạt cấp “Ách” (Aces) trong Chiến tranh Việt Nam có số lần bắn hạ máy bay đối phương đạt con số từ 5 trở lên. Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy có thành tích lái MiG-17 bắn rơi 7 máy bay các loại của Mỹ. MiG-17 là loại máy bay bắn rơi nhiều máy bay quân địch trong thời kì chiến tranh Việt Nam.

anh-hung-phi-cong-nguyen-van-bay
Phi công Nguyễn Văn Bảy

Xem thêm về Tiểu sử và cuộc đời anh hùng Nguyễn Văn Trỗi

Nguyễn Văn Bảy, là con thứ bảy trong gia đình. Ông sinh tại huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp). Nguyễn Văn Hoa tên giống con gái nên người Nam Bộ gọi theo cái tên Nguyễn Văn Bảy thành tên chính. Ông học hết lớp ba rồi bỏ học. Năm 17 tuổi, Nguyễn Văn Bảy bị ba mẹ ép cưới vợ nhưng ông không muốn lập gia đình sớm, ông đã trốn ba mẹ tham gia cách mạng. Nguyễn Văn Bảy được biết đến với câu nói nổi tiếng: “Ở Việt Nam, ra ngõ là gặp anh hùng”.

 Khoảng năm 1953, ông tham gia cách mạng, trở thành du kích khi 17 tuổi. Năm 1954, ông tại ngũ trong đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam tập kết ra miền Bắc sau một năm tham gia quân đội. Ông Bảy 24 tuổi, cao 1m67, nặng 69 kg được chọn đợt tuyển chọn binh sĩ để đào tạo phi công với “tỷ lệ chọi” ba trên một vạn người.

Nguyễn Văn Bảy được đưa sang Trường Hàng không Số 3 ở TP Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh đào tạo lái máy bay MiG-17lúc đó có 34 người, tuyển chọn từ Nam chí Bắc. Ông được chọn đi học lái máy bay năm 1960, Nguyễn Văn Bảy nằm trong số rất ít người được chuyển từ sư đoàn bộ binh sang không quân.

Bỏ đám cưới để đi chiến đấu

Tháng 4/1966 lễ cưới diễn ra thì có báo động, Nguyễn Văn Bảy tức tốc lên máy bay đi chiến đấu bỏ vợ bà Trần Thị Niên mặc nguyên đồ cưới làm lễ một mình.

anh-hung-phi-cong-nguyen-van-bay
Phi công Nguyễn Văn Bảy (trái) cùng đồng đội xem lại những tấm phim do máy ảnh tự động chụp khi điểm hỏa

Xem thêm: Anh hùng Núp là ai? Điều gì khiến thực dân Pháp khiếp sợ ông?

Năm 1960, ông học lớp lái máy bay phản lực ở Liên Xô được chuyển binh chủng từ bộ binh sang không quân. Ban đầu ông Nguyễn Văn Bảy học lái máy bay Yak-52, sau đó chuyển dần lên Mig15, Mig17. Tháng 4/1965, lớp đào tạo hoàn thành tốt nghiệp trở về nước. Chiến công đầu tiên của phi công Nguyễn Văn Bảy được xác lập ngày 21/6/1966. Phi công Nguyễn Văn Bảy hạ chiếc F-8E do Cole Black điều khiển

Đến ngày 24 và 29/6/1966, phi công Nguyễn Văn Bảy lập công, bắn rơi máy bay F-4C và F105D trên bầu trời Thái Nguyên, Việt Trì và Hà Nội. Ngày 21/9/1966, phi công Nguyễn Văn Bảy hạ 1 chiếc F-4 của địch trên bầu trời Chí Linh (Hải Dương).

5/9/1966 phi công Nguyễn Văn Bảy cùng đồng đội xuất kích diệt gọn hai chiếc máy bay chỉ trong 45 giây ở khu vực cầu Giẽ (Hà Tây).

Thời gian 1965-1968, ông Nguyễn Văn Bảy bắn hạ tổng cộng 7 máy bay Mỹ gồm hai chiếc F-105 và năm chiếc F-4, được xếp hạng ACES. Nguyễn Văn Bảy được kết nạp Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam

Ngày 1/1/1967, ông Nguyễn Văn Bảy được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Ông mang cấp bậc Thượng úy, Đại đội phó Đại đội 1 không quân, thuộc Trung đoàn 923, Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân. Ông dần được thăng lên hàm Đại tá, giữ nhiều chức vụ trong Quân chủng như Phó tham mưu trưởng Quân chủng Không quân, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 937, Phó Tư lệnh Sư đoàn 372,…

Năm 1975, ông Nguyễn Văn Bảy tiếp quản sân bay Cần Thơ tham gia điều hành các sân bay khác ở miền Nam như Tân Sơn Nhất, Cần Thơ…

Năm 1989, Nguyễn Văn Bảy nghỉ hưu, ông làm Trưởng ban liên lạc cựu chiến binh Không quân tại TP.HCM.

Năm 1990, ông về sống cảnh điền viên cùng gia đình ở xã Tân Phú Đông, thị xã Sa Đéc. Năm 2009, gia đình ông chuyển về quê ở ấp Hậu Thành, xã Hòa Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.

Đại tá Nguyễn Văn Bảy là chiến sĩ không quân đầu tiên được bầu vào Quốc hội. Nguyễn Văn Bảy là một trong ba phi công được Bác Hồ tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong đợt tuyên dương anh hùng thời chống Mỹ cứu nước đầu tiên ở miền Bắc…

Phi công Nguyễn Văn Bảy qua đời tại Bệnh viện Quân Y 175 tại TP HCM đêm 22/9/2019 vì đột quỵ do xuất huyết não.

 

Tổng hợp