Thứ Năm, Tháng Mười Một 7, 2024
Home > Tin tức > Góc nhìn nhân văn về nghề lái xe ôm

Góc nhìn nhân văn về nghề lái xe ôm

Xã hội phát triển, công nghệ cao đã len lỏi vào trong đời sống của nhân dân. Người ta chọn đi grab bike thay vì đi xe ôm truyền thống. Không ít người nghĩ khổ thân họ nên chọn đi vì “bố thí”.

Góc nhìn nhân văn về nghề lái xe ôm

Mục Lục

Chạy Grab Bike chắc gì đã khỏe hơn

Thứ nhất, các bạn đưa ra lý do rằng vì các chú xe ôm thường nghèo, khổ, vất vả, nhọc nhằn, nên giờ khi nhìn các chú tụt lại với xã hội mà thấy thương. Chúng ta đồng tình rằng bản thân mình khi nhìn thấy các chú xe ôm dầm mưa dãi nắng, da đen nhẻm đứng ở đầu các góc phố ta cũng chạnh lòng vô cùng.

Nhưng sự thật là, mỗi người lại là 1 câu chuyện, vì đâu phải grab bike thì sẽ sung sướng hơn? Họ cũng phải chạy lòng vòng quanh thành phố cả ngày, cũng phải chật vật kiếm từng đồng tiền chứ có nhàn nhã gì đâu?

So sánh vậy kì quá. Chỉ 1 cái smart phone và 1 cái xe mua dưới 5 năm không có nghĩa người chạy grab “sướng” hơn các chú xe ôm truyền thống.

Thứ hai, giờ hỏi thật các bạn với cùng 1 món ăn, cùng 1 nguyên liệu và cách thức chế biến giống hệt nhau, nhưng ăn ở 1 nơi với giá phải chăng và dịch vụ tốt, so với 1 nơi giá đắt gấp 2 gấp 3 và dịch vụ chưa có gì đảm bảo, liệu bạn sẽ chọn ở nơi nào?

Nếu các bạn chọn địa điểm thứ 2 vì bạn thấy họ “nghèo” hơn, cần tiền hơn, thì khác gì các bạn đang bố thí cho họ? Đã là bố thí thì liệu các bạn có làm thế mãi được không? Và các bạn có nghĩ rằng thay vì nhận tiền “tình thương” 1 lần, 2 lần, họ nên nghĩ tới việc cải thiện giá cả và dịch vụ hợp lý để có lượng khách ổn định hơn không?

Theo tin tức giáo dục, rất nhiều cử nhân chạy grab bike

Làm thế nào để thu hút lượng khách đi xe ôm truyền thống?

Xe ôm truyền thống và Grab bike cũng vậy thôi. Ai trong chúng ta đã không ít lần đi xe ôm nếu không muốn nói là đã từng đi xe ôm rất nhiều. Có phải bên cạnh những chú rất đáng yêu, tốt tính, nhiệt tình, chúng ta cũng gặp phải không ít người rất thiếu lịch sự và “hét giá” cực kì cao. Trong khi Grab, 1 phần vì khách hàng có thể đánh giá trực tiếp nên hầu như ai cũng lịch thiệp vô cùng, giá cả thì đã được quy định sẵn.

Thế nên, để có thể giữ khách, mình nghĩ các chú xe ôm cần cải thiện về giá cả và dịch vụ. Nói thật, bên cạnh những người sử dụng smartphone và có cài Grab, vẫn còn rất nhiều ông, bà, các cô, các mẹ không biết dùng điện thoại và vẫn luôn sử dụng xe ôm khi cần mà. Nếu các chú đưa ra dịch vụ tốt, các chú chắc chắn sẽ có khách quen.

Một chú làm nghề xe ôm đã lâu chia sẻ: Địa bàn hoạt động của chú là ở khu vực Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Chú chạy xe luôn có những nguyên tắc riêng, ví dụ như là luôn lịch thiệp với bất cứ khách nào; không bao giờ nhận tiền thừa của khách nếu không xứng đáng, vì bố mình cho rằng chỉ muốn nhận đúng những gì đã bỏ ra. Nói giá thế nào là đúng như thế, vì đã nói đúng giá tính theo km, không phải là nhìn mặt hét giá như nhiều chú xe ôm khác. Nhờ thế, tuy chỉ chạy xe ôm nhưng thời gian đó chú thu nhập khá ổn định, có rất nhiều khách quen, nhiều người còn gọi điện đặt xe chứ nhất quyết không đi xe khác vì tin tưởng hoàn toàn vào chú ấy.

Vậy thôi các bạn ạ, mình nghĩ đơn giản: Trước khi đổ lỗi cho bất cứ điều gì, hãy nhìn nhận lại bản thân trước đã. Và làm nghề nào cũng vậy thôi, cũng đều lao đao trước sự phát triển của xã hội. Làm nghề không khó, sống với nghề mới khó mà. Nên ai cũng phải nỗ lực hơn.

Và thực sự thì, đừng cho người khác cái gì mà họ không xứng đáng có được, bạn càng làm như thế họ sẽ càng không bao giờ cải thiện bản thân, và chính điều đó mới khiến họ tụt lùi so với xã hội. Người ta nói rồi, đừng cho ai cá cả, hãy cho họ 1 cái cần và dạy họ cách câu!