Chủ Nhật, Tháng Một 26, 2025
Home > Tấm gương sáng > Anh hùng Tô Vĩnh Diện – Lấy thân mình chèn pháo

Anh hùng Tô Vĩnh Diện – Lấy thân mình chèn pháo

Tô Vĩnh Diện là một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam. Anh nổi tiếng với giai thoại hy sinh thân mình để cứu pháo không bị lăn xuống vực trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Anh hùng Tô Vĩnh Diện – Lấy thân mình chèn pháo qua bài viết dưới đây.

Mục Lục

Thân thế người anh hùng Tô Vĩnh Diện

Tô Vĩnh Diện (1924 – 1954) là một trong những vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam. Anh nổi tiếng với chiến công hy sinh thân mình để cứu khẩu pháo cao xạ 37mm không bị lăn xuống vực trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thân thế người anh hùng Tô Vĩnh Diện
Thân thế người anh hùng Tô Vĩnh Diện

Đọc thêm về: anh hùng La Văn Cầu

Anh hùng Tô Vĩnh Diện quê ở thôn Dược Khê, xã Nông Trường, huyện Nông Cống (nay thuộc huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa. Hoàn cảnh gia đình anh vô cùng nghèo khó, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ. Suốt 12 năm đi ở, anh đã phải chịu đựng bao cảnh áp bức bất công. Cách mạng tháng Tám thành công, Tô Vĩnh Diện thoát cảnh đi ở.

Năm 1946, anh tham gia dân quân ở địa phương. Đến năm 1949, Tô Vĩnh Diện xung phong vào bộ đội. Trong quân ngũ, anh luôn là người gương mẫu đi đầu trong học tập và công tác, là tấm gương để đồng đội noi theo.

Tháng 3 năm 1953, anh hùng Tô Vĩnh Diện được triệu tập để tham gia lực lượng pháo phòng không sắp thành lập. Khi đơn vị cao xạ được thành lập, anh cùng đơn vị sang Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để huấn luyện.

Trong thời gian huấn luyện, anh được chỉ định là Trung đội phó thuộc Đại đội 829, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367 và được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam. Sau 8 tháng huấn luyện ở Trung Quốc, tháng 12 năm 1953, Tô Vĩnh Diện cùng đơn vị về nước và ngay lập tức hành quân lên Điện Biên Phủ để chuẩn bị tham chiến.

Anh được điều về đại đội 827 làm Trung đội phó Trung đội 2, trực tiếp phụ trách Khẩu đội 3 thay Khẩu đội trưởng bị thương. Khẩu đội anh được giao sử dụng khẩu pháo cao xạ 37mm số hiệu 510681, thuộc loại pháo phòng không 37mm 1 nòng mẫu 61-K kiểu M1939 có gắn lá chắn đạn với 2 cửa ngắm dành cho pháo thủ số 1 và số 2, do Liên Xô sản xuất và viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Anh hùng Tô Vĩnh Diện – Lấy thân mình chèn pháo

Đường kéo pháo hơn 1.000 km mới đến được nơi tập kết. Anh hùng Tô Vĩnh Diện luôn hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm. Anh luôn luôn động viên, giúp đỡ đồng đội kéo pháo tới vị trí an toàn tránh bị địch phát hiện từ trên không.

Trong suốt quá trình kéo pháo Tô Vĩnh Diện luôn là người chu đáo tự mình kiểm tra dây kéo, xem xét từng đoạn dốc, đoạn đường nguy hiểm, rồi phổ biến cho anh em những trường hợp bất ngờ xảy ra để có cách giải quyết tốt nhất.

Qua 5 đêm kéo pháo ra tới dốc chuối, con dốc này đường cong, hẹp gập ghềnh hiểm trở, vô cùng nguy hiểm. An hùng Tô Vĩnh Diện cùng đồng chí Lê Văn Chi xung phong lái pháo, đến lưng chừng dốc đột nhiên dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống con dốc. Lúc này, anh vẫn bình tĩnh giữa chắc càng lái cho pháo thẳng đường.

Anh hùng Tô Vĩnh Diện – Lấy thân mình chèn pháo
Anh hùng Tô Vĩnh Diện – Lấy thân mình chèn pháo

Xem thêm: anh hùng Nguyễn Văn Bảy

Một trong 4 dây kéo bị đứt khiến pháo càng lao xuống dốc nhanh hơn, đồng chí Chi bị hất văng ra. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn đó, anh đã hô hào anh em “thà hy sinh quyết bảo vệ pháo”. Không một chút ngần ngại và do dự nào, anh buông tay lái, xông thẳng lên trước, dùng thân mình chèn bánh pháo.

Nhờ có Tô Vĩnh Diện mà các anh em trong đội ghìm giữ pháo thành công. Anh hy sinh vô cùng anh dũng là nguồn sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn, giúp toàn đội tiến lên phía trước hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị cho trận chiến.

65 năm đã qua đi, trong sử sách Tô Vĩnh Diện đã trở thành anh hùng Pháo cao xạ đầu tiên của quân đội ta ngã xuống trên mặt trận Điện Biên Phủ. Sự hy sinh của anh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại – hy sinh quên mình cứu pháo. Tên của anh được đặt cho nhiều đường phố và trường học trên khắp đất nước Việt Nam.