Cuộc đời anh hùng huyền thoại Nguyễn Văn Bảy gắn với con số 7 kỳ lạ: Tham gia cách mạng năm 17 tuổi, học văn hóa 7 ngày xong 7 lớp, 7 lần bắn rơi máy bay địch, lái máy bay chiến đấu MiG17, được 7 huy hiệu Bác Hồ; được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 196.
Mục Lục
Những lời bộc bạch của anh hùng Nguyễn Văn Bảy
Xem thêm: anh hùng Kim Đồng
Đại tá phi công Nguyễn Văn Bảy kể lại rằng: khi còn sống, cha mẹ ông ép cưới vợ khi ông vừa tròn 17 tuổi. Vì không muốn lập gia đình sớm, ông đã trốn cha mẹ để tham gia quân đội. Đây chính là bước ngoặt trong cuộc đời anh hùng Nguyễn Văn Bảy.
Năm 1960, sau 6 năm kể từ ngày tập kết ra Bắc, ông là một trong số rất ít người được chuyển từ sư đoàn bộ binh sang không quân. Sau đó, ông được chọn đi học lái máy bay.
Tuy nhiên, để được học lái máy bay, tệ nhất cũng phải học xong lớp 10/10 (tương đương lớp 12 hiện nay). Trong khi ông mới học tới lớp 3. Và chỉ trong 1 tuần học văn hóa, theo phương châm “cần gì, học đó”, ông đã hoàn thành xong 7 lớp.
Sau khi học xong phần lý thuyết cơ bản lái máy bay ở trong nước, anh hùng Nguyễn Văn Bảy được đưa sang Trường hàng không số 3 nằm tại TP Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh. Đây là một nơi đào tào lái máy bay tốt nhất nhì của Trung Quốc lúc bấy giờ.
Đoàn học viên của Việt Nam được đào tạo lái máy bay MiG17 lúc đó bao gồm vẻn vẹn 34 người. Họ bắt đầu với máy bay huấn luyện Yak-18, sau đó chuyển sang MiG-15 rồi MiG-17 trong bốn năm với sự hướng dẫn của giảng viên Liên Xô.
Năm 1965, ông Bảy trở về nước và thuộc biên chế Trung đoàn không quân tiêm kích 923 (mật danh đoàn Yên Thế). Ông tham gia tham chiến trận đầu tiên trên vùng trời Bắc Sơn – Chi Lăng. Đặc biệt, trước khi xuất kích trận đầu, phi công Nguyễn Văn Bảy mới chỉ có khoảng 100 giờ bay trên MiG-17.
Anh hùng Nguyễn Văn Bảy và con số 7 huyền thoại
Đọc thêm về: tấm gương siêng năng kiên trì
Ngày 21/6/1966, chiến công đầu tiên của anh hùng Nguyễn Văn Bảy được xác lập. Hôm đó biên đội 4 chiếc MiG-17 phát hiện nhiều máy bay Mỹ, trong đó có một máy bay trinh sát RF-8A được hộ tống bởi máy bay F8 Crusader được mệnh danh là “hiệp sĩ thánh chiến” của phi đội 211 Mỹ. Biên đội trưởng Phan Thành Trung đã tiêu diệt chiếc RF-8A; còn phi công Nguyễn Văn Bảy hạ chiếc F-8E do Cole Black điều khiển.
Đến các ngày 24 và 29/6/1966, phi công Nguyễn Văn Bảy tiếp tục lập công, bắn rơi máy bay F-4C và F105D trên bầu trời Thái Nguyên, Việt Trì và Hà Nội.
Ngày 21/9/1966, trên bầu trời Chí Linh (Hải Dương), 16 máy bay F-4 và F105 của địch chia thành nhiều tốp, nhiều tầng, nhiều hướng bao vây biên đội 4 máy bay của phi công Nguyễn Văn Bảy. Trận này, biên đội của anh hùng Nguyễn Văn Bảy hạ 3 chiếc, trong đó phi công Nguyễn Bảy hạ 1 chiếc F-4.
Phi công Nguyễn Văn Bảy cho biết, “trận đánh nhanh nhất” với địch trên bầu trời là ở khu vực cầu Giẽ (Hà Tây) vào ngày 5/9/1966. Chiều đó, phát hiện hai chiếc máy bay địch như hai chấm nhỏ ở phía trái, ông đã cùng đồng đội xuất kích diệt gọn hai chiếc máy bay chỉ trong 45 giây.
Bác Hồ tuyên dương anh hùng
Năm 1967, anh hùng Nguyễn Văn Bảy được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Khi được tuyên dương, ông mang cấp bậc Thượng úy và là Đại đội phó Đại đội 1 không quân thuộc Trung đoàn 923 Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân.
Sau này phi công Nguyễn Văn Bảy được thăng quân hàm Đại tá và giữ nhiều chức vụ trong Quân chủng như: Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 937, Phó Tư lệnh Sư đoàn 372, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Không quân.
Năm 1975, ông cùng đơn vị tiếp quản sân bay Cần Thơ và tham gia điều hành các sân bay khác ở miền Nam như: Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Cần Thơ và chỉ huy làm nhiệm vụ tại Campuchia.
Năm 1989, nghỉ hưu ông Nguyễn Văn Bảy về làm Trưởng ban liên lạc Hội Cựu chiến binh Không quân tại TP HCM. Năm 1990, ông về xã Tân Phú Đông, thị xã Sa Đéc sống cảnh điền viên cùng gia đình.
Năm 2009, gia đình ông chuyển về quê ở ấp Hậu Thành, xã Hòa Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về anh hùng Nguyễn Văn Bảy và con số 7 huyền thoại. Với nhiều chiến công cũng sự gan dạ và giỏi giang, ông xứng đáng là tượng đài là tấm gương sáng cho các thế hệ sau noi theo.