Thứ Tư, Tháng Mười Hai 25, 2024
Home > Tấm gương sáng > Những tấm gương tự học nổi tiếng ở Việt Nam

Những tấm gương tự học nổi tiếng ở Việt Nam

tấm gương tự học

Từ xưa đến nay, trong lịch sử của dân tộc Việt Nam đã rất nhiều danh nhân nổi tiếng về tài năng và học vấn uyên bác ở các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số tấm gương tự học mà chắc hẳn bạn đã từng biết đến.

Mục Lục

Tinh thần tự học là gì?

Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Tinh thần tự học xuất phát từ khao khát lĩnh hội tri thức, chủ động học tập trong mọi lĩnh vực mà không ngại khó khăn hay gian khổ.

Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng như khi nghe giảng, ghi chép, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, sáng tạo nhằm rút ra những điều hữu ích cho bản thân. Bên cạnh đó, tự học cũng có nhiều hình thức, đó có thể là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là điều quan trọng nhất.

Những tấm gương tự học nổi tiếng của Việt Nam

Từ ngàn đời nay, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Dưới đây là một số tấm gương về tinh thần tự học nổi tiếng của Việt Nam từ xưa đến nay.

Mạc Đĩnh Chi

​Mạc Đĩnh Chi được biết đến là vị trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam về câu chuyện vượt khó vươn lên trong học tập. Tương truyền, từ thuở nhỏ Mạc Đĩnh Chi vốn thông minh và lanh lợi. Thế nhưng gia đình cậu lại nghèo khó và đen đủi, xấu xí. 

Hàng ngày, khi những đứa trẻ khác đều được đi học thì cậu lại phải vào rừng kiếm củi vì gia đình nghèo không có tiền cho học. Tuy nhiên, với bản tính ham học nên hàng ngày Mạc Đĩnh Chi thường ghé đến lớp học của thầy đồ trong làng và đứng ngoài cửa sổ nghe thầy giảng bài để học ké. Nhiều ngày sau, thầy đồ thấy tội nên đã cho cậu vào lớp ngồi học cùng các bạn. Mạc Đỉnh Chi rất vui mừng, thế nhưng ban ngày cậu phải kiếm sống chỉ học tranh thủ vào buổi tối. 

Do nhà nghèo không có đèn dầu để học cầu liền nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn và không có vở để viết cậu dùng lá để thay giấy và tập viết. Bằng nghị lực học tập phi thường của mình, vào khoa thi Giáp Thìn (1304), Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên và sau đó tiếp tục đỗ Trạng nguyên. Không chỉ làm trạng nguyên Đại Việt, Mạc Đĩnh Chi còn được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên.

tấm gương tự họcChủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tự học nổi tiếng ở Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh sinh năm 1890 tại làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương tự học nổi tiếng, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tự học và học tập suốt đời. 

Bằng tấm gương hiếu học vượt khó Bác đã để lại nhiều bài học và những chỉ dẫn quý báu về tự học. Trong đó có nhiều những nội dung rất cơ bản mà chúng ta cần học tập và noi theo Bác. Tự học là hoạt động có mục đích và là điều quan trọng trong quá trình tiếp nhận tri thức của nhân loại. Trong những năm tháng bôn ở nước ngoài, Bác đi khắp các nước, vùng lãnh thổ như Anh, Pháp, Nga… Dù là khi làm bồi bếp trên tàu biển, khi thì đốt lò, quét tuyết thì ở đâu, làm gì Bác đều tranh thủ để tự học.

Bên cạnh đó, Bác cũng đến thư viện đọc sách hoặc nghe những buổi nói chuyện để trau dồi thêm kiến thức. Tối đến, Bác tham dự các mít tinh để làm quen với các nhà hoạt động chính trị và nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Có thể nói, cuộc sống lao động vất vả đã rèn cho Bác ý chí quyết tâm tự học một cách bền bỉ. Bác xứng đáng là tấm gương tự học nổi tiếng vượt mọi hoàn cảnh khó mà chúng ta cần phải học tập.

Nguyễn Ngọc Ký

Nguyễn Ngọc Ký được biết đến là một nhà giáo ưu tú Việt Nam với nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh khó khăn của số phận. Từ năm lên 4 tuổi, Ký bị bệnh và liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay để học tập và làm mọi việc. Với những nỗ lực không ngừng của mình, ông trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam “Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân” và được kể trên với tên Bàn chân kỳ diệu.

Khi lên 4 tuổi, trong một cơn bạo bệnh Ký đã bị liệt cả hai cánh tay. Năm 7 tuổi, dù rất muốn được học tập như bao bạn bè cùng trang lứa, nhưng vì bệnh tật ông không thể đến trường. Trong một lần, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài và xem các bạn học. Khi về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng … chân. Thời gian đầu, việc tập viết với Ký quả như cực hình, nhưng dần dần cậu viết được chữ O, chữ A, chữ V… Không chỉ vậy, Ký còn vẽ được hình bằng thước và compa, làm được lồng chim để chơi… Nhờ sự cố gắng đó, cậu đã được đi học và đạt kết quả học tập rất giỏi.

Tuy khó khăn, nhưng Ký vẫn miệt mài luyện tập viết chữ bằng chân, cũng như làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. Với sự kiên trì và nỗ lực của mình, năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.

Đến năm 1966, ông trở thành sinh viên chuyên ngành Ngữ văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách để lĩnh hội tri thức. Sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Ngọc Ký đã trở về quê hương dạy học. Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy Ký đã suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học rất sáng tạo và hiệu quả. 

Nguyễn Khuyến

Trong sử sách nước ta đã lưu danh một cậu học trò nghèo với lòng hiếu học đã đỗ đầu 3 kỳ thi đó chính là cụ Nguyễn Khuyến(1835 -1909). Từ khi còn là một cậu bé, Nguyễn Khuyến đã nghe các bài thơ cha dạy cho các anh khóa trên và thuộc làu làu từng bài. Thấy con có trí nhớ tốt lại hiếu học, cha của Nguyễn Khuyến đã tạo điều kiện cho con học sớm hơn các bạn. Ông đã mua tập giấy và bút cho cậu học tập để không phải viết lên gạch non hay nền nhà nữa.

Từ đó, Nguyễn Khuyến rất vui mừng và hàng ngày đều chăm chỉ học tập. Cậu học đến quên ăn, quên ngủ và một ngày có thể học thuộc cả mấy chục trang sách. Nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến cậu chỉ học được vào ban ngày, còn buổi đêm lại thiếu ánh sáng. Bằng lòng hiếu học, cậu đã nghĩ ra cách đọc sách dưới ánh trăng tỏ. Thế nhưng trăng thì có đêm tỏ đêm mờ nên trong một buổi học dưới ánh trăng, cậu đã nảy ra ý định đốt lá để dùng ánh lửa đọc sách. Từ lòng ham học hỏi của mình, Nguyễn Khuyến đã vượt khó và thành công nhờ học tập.

tấm gương tự họcTấm gương tự học nổi tiếng ở Việt Nam

Lương Thế Vinh

Lương Thế Vinh là một hiền tài nổi tiếng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Với tư chất thông minh cùng sự hiếu học, ông đã tìm tòi và học hỏi được rất nhiều điều hay. Bên cạnh đó, bản thân Lương Thế Vinh cũng là đứa trẻ năng động nên cậu đã sáng tạo ra nhiều trò chơi để vui chơi cho đám trẻ trong làng. Chẳng hạn như trò chơi thả diều, câu cá, bẫy chim hay lấy quả bưởi làm bóng để đá. Cậu cùng các bạn vừa vui chơi nhưng lại vừa học hỏi.

Khi mới 20 tuổi, ông đã am hiểu những kiến thức uyên bác và nổi tiếng khắp vùng. Vào năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên khoa thi Quý Mùi và được vua tin tưởng giao trọng trách soạn thảo văn từ bang giao và đón tiếp sứ thần nước ngoài. Vốn bản tính ham học hỏi lại được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, ông có hiểu biết sâu rộng, trở thành một nhà bác học khá toàn diện. Ông dạy cho người đương thời từ phép cửu chương (tính nhân) tiến lên phép bình phương, hệ thống đo lượng đương thời (tiền, vải, thóc, gạo …), cách đo bóng (đo bóng cây tính chiều cao của cây), toán đạc điền (đo đạc diện tích ruộng đất)…

Nguyễn Hiền

Nguyễn Hiền là vị trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta.  Với những thành công như vậy, ông đã khiến người đời nể phục lòng hiếu học của ông. Cuộc sống thuở nhỏ của Nguyễn Hiền cũng rất khó khăn khi cha ông mất sớm và cùng với mẹ ở một ngôi chùa.

Vốn trời phú thông minh, Nguyễn Hiền học 1 thì lại biết 10 nên chẳng mấy chốc vượt xa kiến thức của các bạn cùng trang lứa và thậm chí còn giỏi hơn cả các đàn anh khóa trên. Cậu luôn yêu thích tìm tòi học hỏi và thường lân la ở các lớp học trong làng để có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với chữ nghĩa, sách vở. Chính vì vậy, cậu có hiểu biết kiến thức uyên bác, rộng lớn ai hỏi gì cũng đối đáp thông minh vượt xa với tuổi của ông khiến người đời kinh ngạc phải gọi ông là ‘’thần đồng’’. Năm 1247, khi vừa tròn 12 tuổi, Nguyễn Hiền đã thi đậu Trạng Nguyên, trở thành vị Trạng Nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam.

Tổng hợp