Thứ Tư, Tháng Mười Hai 25, 2024
Home > Tấm gương sáng > Những câu chuyện về tấm gương siêng năng kiên trì

Những câu chuyện về tấm gương siêng năng kiên trì

tấm gương siêng năng kiên trì

Siêng năng và kiên trì là đức tính cần có của con người để đạt những thành công trong công việc và cuộc sống. Dưới đây là những câu chuyện tấm gương siêng năng kiên trì mà chúng ta cần phải suy ngẫm và học tập.

Mục Lục

Siêng năng và kiên trì là gì?

Siêng năng thể hiện sự cần cù, tự giác, chăm chỉ trong công việc và làm việc một cách thường xuyên, không tiếc công sức. Bên cạnh đó, kiên trì là quyết tâm làm đến cùng, không bỏ dở giữa chừng mặc dù có khó khăn hoặc trở ngại.

Biểu hiện của siêng năng kiên trì có thể tìm thấy trong nhiều khía cạnh của đời sống con người:

  • Trong lao động: Hoàn thành các công việc, nhiệm vụ được giao, không bỏ cuộc giữa chừng và cố gắng làm tốt những việc trong phạm vi của mình.
  • Trong học tập: Hoàn thành bài tập được giao, không nản lòng khi gặp những bài khó và tự tìm tòi các bài tập để rèn luyện kĩ năng của mình.

tấm gương siêng năng kiên trìCâu chuyện về tấm gương siêng năng kiên trì

Những câu chuyện về tấm gương siêng năng kiên trì

Các tấm gương siêng năng kiên trì là những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, nhưng cũng có thể là những con người bình thường như những bạn cùng lớp chăm chỉ, luôn cố gắng trong học tập. Trong những tấm gương siêng năng kiên trì và có sức ảnh hưởng đến các bạn trẻ, chúng ta không thể không nhắc đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kỹ.

Dù bị liệt cả 2 tay nhưng ông vẫn có thể viết đẹp và trở thành một thầy giáo chính nhờ sự siêng năng, kiên trì và ý chí vươn lên vượt hoàn cảnh khó khăn.

Vào năm 4 tuổi, trong một cơn bạo bệnh, cậu bé Ký đã bị liệt cả hai cánh tay. Năm 7 tuổi, dù rất muốn được học tập như các bạn bè cùng trang lứa, nhưng vì bệnh tật nên cậu không thể đến trường. Trong một lần, Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài và xem các bạn học. Khi về nhà, cậu bắt đầu tập viết bằng … chân. Thời gian đầu, việc tập viết với Ký vô cùng gian nan, nhưng dần dần cậu viết được chữ A, chữ O, chữ V… Không chỉ vậy, Ký còn vẽ được hình bằng thước và compa, hay làm được lồng chim để chơi… Nhờ sự cố kiên trì, nỗ lực, cậu đã được đi học và đạt kết quả học tập rất giỏi.

Vượt qua bao gian khổ, Ký vẫn miệt mài luyện tập viết chữ bằng chân và làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. Chính nhờ vậy, vào năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý của Người. Đến năm 1963, trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc, Ký đã xuất sắc đứng thứ 5 và cậu lại được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.

Năm 1966, Nguyễn Ngọc Ký trở thành sinh viên chuyên ngành Ngữ văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong suốt 4 năm đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Ký vẫn miệt mài đèn sách để lĩnh hội tri thức. Sau khi tốt nghiệp, ông đã trở về quê hương dạy học. Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy Ký đã suy nghĩ, tìm tòi rất nhiều phương pháp, cách thức dạy học rất sáng tạo và hiệu quả.

Cho dù số phận không mỉm cười với mình với mình, nhưng Nguyễn Ngọc Ký đã dùng sự siêng năng, kiên trì của bản thân để chống lại nghịch cảnh. Người bình thường tập viết bằng tay đã gặp những khó khăn, chán nản nhưng ông lại tập viết bằng 2 chân, do đó ông phải bỏ sức ra luyện tập hơn người khác hàng chục lần. Tuy vậy, ngay từ khi còn nhỏ tuổi, Ký chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ từ bỏ con đường học tập của mình. Cuối cùng, ông trở thành người thầy giáo, tấm gương sáng ngời cho các bạn trẻ học tập và noi theo.

Các câu chuyện kể về sự siêng năng kiên trì

Chiếc rìu của người tiều phu

Trên núi có một tiều phu đốn củi kiếm sống, phải khó khăn lắm anh mới dựng được ngôi nhà gỗ nhỏ để có thể che gió che mưa. Một ngày, anh mang củi đã đốn được đi vào trong thành đổi lấy hàng hóa, mãi tới xế chiều mới về đến nhà, thì phát hiện nhà của mình đang bị cháy.

Hàng xóm đều chạy đến giúp anh ta dập lửa, nhưng vì trời đã chạng vạng tối mà gió lại thổi rất mạnh, nên không thể dập cháy được. Mọi người đều hết cách, chỉ biết đứng một bên nhìn ngọn lửa thiêu đốt căn nhà gỗ.

tấm gương siêng năng kiên trìCâu chuyện về tấm gương siêng năng kiên trì

Khi lửa đã tắt, anh tiều phu tay cầm một cây gậy, đi vào căn nhà đã cháy rụi không ngừng lục bới tìm kiếm. Người đứng ngoài xem đều cho rằng anh ta đang tìm bảo vật gì đó, nên đều rất tò mò đứng quan sát. Sau nửa ngày, tiều phu cuối cùng cũng hưng phấn hô lên: “Tôi tìm thấy rồi, tôi tìm thấy rồi!”.

Những người hàng xóm nghe thấy thế đều nhao nhao nhìn về trước xem rốt cuộc đó là cái gì, nhưng chỉ thấy tay anh ta đang cầm cái rìu sắt. Tiều phu tràn đầy tự tin nói: “Chỉ cần có cái rìu này, tôi có thể làm một ngôi nhà mới kiên cố vững chắc hơn”.

Bài học rút ra: Người thành công không phải chưa từng bị đánh bại, mà là sau khi bị đánh bại, họ vẫn kiên cường, tích cực rảo bước tiến lên phía trước.

Câu chuyện chiếc đồng hồ mất tích

Một ngày nọ, một người nông dân bị mất một chiếc đồng hồ. Ông nhớ ra, ông chỉ đi loanh quanh kho thóc và ông đã tìm kiếm nhưng không hề thấy. Đây không chỉ là một chiếc đồng hồ để xem giờ mà đây là món quà mà người vợ quá cố đã dành tặng ông, nên có ảnh hưởng rất nhiều về giá trị tình cảm.

Sau một thời gian dài ông đi tìm nhưng không thấy, người nông dân đã nhờ đến sự trợ giúp của những cậu bé cô bé đang chơi ở bên ngoài. Ông hứa với bọn chúng sẽ thưởng cho ai tìm được chiếc đồng hồ.

Khi nghe thấy được thưởng thì những đứa trẻ nhanh chóng chạy tìm đồng hồ xung quanh kho thóc, có đứa tìm cả bên ngoài. Nhưng không có đứa trẻ nào tìm thấy được, nên ông đã đề nghị không tìm kiếm nữa và quyết định từ bỏ.

Tuy nhiên, có một bé trai chạy đến và xin ông thêm cơ hội để tìm lần nữa. Người nông dân nhìn đứa trẻ khá chân thành nên ông đã đồng ý cho đứa bé tìm lại lần nữa. Một lúc sau, đứa bé đã chạy ra và cầm trên tay chiếc đồng hồ mất tích của ông.

Người nông dân rất vui mừng và hạnh phúc, nhưng bên cạnh đó cũng khá là băn khoăn không hiểu vì sao cậu bé lại tìm thấy và không từ bỏ, khi những đứa trẻ khác đã từ bỏ vì không tìm thấy.

Và câu trả lời của cậu bé đã khiến người nông dân nhận ra được nhiều điều. Cậu bé trả lời: 

– “Cháu đã không làm gì cả, chỉ ngồi im để bắt đầu lắng nghe. Trong thời gian im lặng đó, cháu đã nghe thấy tiếng kim giờ, kim phút, kim giây chạy. Từ đó cháu lần theo tiếng đồng hồ và đã tìm ra nó.”

Bài học rút ra: Nhiều người nghĩ đó chỉ là một câu chuyện hết sức bình thường, nhưng thật ra nó mang một ý nghĩa rất sâu sắc. “Với một sự tĩnh lặng ngay bên trong tâm hồn sẽ hoàn toàn chiến thắng được sự hoạt động của não bộ. Hãy luôn để tâm trí của bạn có một thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hàng ngày.”

Bên cạnh đó, câu chuyện còn mang ý nghĩa về sự kiên trì, không bao giờ bỏ cuộc trước mọi khó khăn gặp phải. Điều này sẽ giúp chúng ta rèn luyện được tính kiên nhẫn, nhẫn nại và kiên trì sẽ giúp bạn luôn thành công trong mọi việc.

Câu chuyện đào giếng

Thời cổ, có hai người đi đào giếng. Một người tương đối thông minh, lúc chọn địa điểm, chọn một nơi tương đối dễ đào ra nước. Người thứ hai khá ngốc, không biết xem địa chất, tùy tiện chọn một nơi rất khó đào ra nước.

Người thứ nhất nhìn thấy nơi người thứ hai chọn, cười thầm trong lòng, sinh ra một kế, muốn chiếm lợi của người thứ hai, thế là giả vờ nói: 

– “Chúng ta cá cược đi. Chúng ta thi đấu thử xem, ai đào ra nước trước người đó chính là kẻ thắng lợi. Kẻ thất bại phải mời kẻ thắng đến quán rượu tốt nhất vùng này để uống rượu. Thế nào, dám thử không?”

Người thứ hai nghĩ ngợi, cảm thấy cá cược đào lên càng có động lực, thế là đồng ý ngay. Người thứ nhất tự cho là nắm chắc thắng lợi, đào bữa đực bữa cái, một ngày đào giếng phải nghỉ ngơi hai ngày. Người thứ hai không ngừng kiên trì, cả ngày không nghỉ ngơi.

Người thứ nhất nhìn thấy độ sâu của người thứ hai sâu hơn của mình thì chế giễu nói: 

– “Anh à, đừng lãng phí sức lực nữa. Tôi thấy anh vĩnh viễn cũng đào không ra nước đâu.” 

Người thứ hai không để ý hắn, tiếp tục đào giếng của mình. Lúc này người thứ nhất bắt đầu sinh nghi ngờ đối với nơi mình chọn: 

– “Đào lâu vậy rồi, sao vẫn chưa có nước? Hay là đổi một nơi cạn hơn nữa vậy!” 

Thế là hắn chọn một nơi càng dễ đào ra nước hơn, gật gù đắc ý nói: 

– “Lần này bảo đảm bảy ngày có thể đào ra nước.”

Nhưng đến ngày thứ sáu, hắn lại bắt đầu nghi ngờ, tại sao vẫn chưa thấy nước? Có phải mình nhìn nhầm rồi không? Thế là hắn lại đổi một nơi khác. Cứ như vậy, người thứ nhất đổi tới đổi lui, từ đầu đến cuối vẫn không đào ra nước, mỗi lần đều là độ sâu cách nơi đào nước chỉ có một tấc thì hắn đã bỏ cuộc rồi. Lại xem người thứ hai, độ sâu anh ta đào sâu hơn tất cả độ sâu của người thứ nhất, đương nhiên kết quả cuối cùng là đã đào ra nước.

Bài học rút ra: Trước khi thành công, chúng ta khó tránh khỏi có lúc thất bại, nhưng chỉ cần khắc phục khó khăn và kiên trì cố gắng thì thành công sẽ ở ngay trước mắt.

Tổng hợp