X

Tiểu sử anh hùng Cù Chính Lan – Người con quả cảm hi sinh anh dũng

Cù Chính Lan là một anh hùng có công rất lớn trong việc kháng chiến và giữ nước. Để tìm hiểu hơn về tiểu sử và những đóng góp của ông thì hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nha. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

Mục Lục

Tiểu sử Anh hùng Cù Chính Lan

Cù Chính Lan sinh năm 1930 tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông sinh ra trong gia đình bần nông. Khi bùng nổ cách mạng tháng 8 thì anh mới lên 16 tuổi nhưng đi theo người lớn để giành chính quyền tại huyện đồng thời gia nhập đội thiếu niên trong làng. Trong năm sau thì anh tham gia dân quân xã để tích cực tham gia hoạt động công tác.

Anh hùng Cù Chính Lan tay không diệt xe tăng

Khi bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp thì Cù Chính Lan nhập ngũ chống giặc, đây cũng là thế hệ đầu tiên Khi vào quân ngũ, anh rất kiên nhẫn tham gia tập luyện và học hỏi chăm chỉ. Ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng: thi đua liên tục, căm thù giặc đồng thời nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân gương mẫu. Điều đó được thể hiện tại tại chiến dịch Quang Trung năm 1951 (chiến dịch Hà Nam Ninh), anh cùng với đồng đội cướp súng địch để diệt họ mặc dù khi đó vũ khí còn thô sơ. Sau trận đánh đó thì anh đã được tuyên dương “ anh hùng tay không giết giặc”.

>>> Anh hùng Vũ Xuân Thiều – phi công cảm tử trận chiến B52

Cuộc sống của anh hùng Cù Chính Lan tay không giết giặc

Cù Chính Lan được ví là một trong những tấm gương anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi tại Việt Nam, anh đã được Đảng nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tượng đài cho tấm gương sáng Cù Chính Lan

Cù Chính Lan là một con út trong gia đình nghèo, bần nông, bố ông là Cù Khắc Nhượng, mẹ là Hồ Thị Hạ. Mẹ anh qua đời khi anh lên 4 tuổi, rồi cha anh đã cưới vợ khác để sinh thêm 4 người con nữa. Do cuộc sống còn nhiều khó khăn nên ngay từ nhỏ anh phải làm công việc thuê, mướn, mò cua, bắt ốc để nuôi các em cùng cha khác mẹ ăn học. Cũng bởi hoàn cảnh như vậy mà anh luôn nhận được tình yêu thương từ những người nghèo khổ như mình. Cùng với sự căm ghét quân thù, ý chí tự lập trong xã hội thời bấy giờ giúp anh có được sự khát khao tham gia vào hàng ngũ quân đội. Anh có mong ước giúp cho dân ta thoát khỏi cảnh bất công, áp bức và những người nghèo khổ tại quê hương anh không còn lầm than. Khi quân đội Pháp xâm chiếm nước ta vào năm 1946 thì anh hùng Cù Chính Lan đã xung phong gia nhập vào Vệ quốc đoàn khi mới 16 tuổi.

Ngày 13 tháng 12 năm 1951, khi quân ta tham gia vào mở cuộc tấn công tại cứ điểm Giang Mở và bị xe tăng quả địch lao đến khi các chiến sĩ đang tập trung vào mục tiêu. Cù Chính Lan đã dùng quả lựu đạn và khẩu tiểu liên trong tay một mình chạy lên đuổi xe tăng đi đầu của quân giặc. Anh đã dũng cảm để nhảy lên thành xe, cạy nắp tháp xe rồi thả quả lựu đạn rút chốt. Khi quân địch bên trong đã chết hết, thì chiếc xe tăng bị đứng yên tại chỗ gây cản đường, các xe khác như rắn mất đầu không thể tiến lên được. Do vậy mà quân đội ra đã tiêu diệt gọn cứ điểm Giang Mở. Ngày 29 tháng 12 năm 1951, anh hùng Cù Chính Lan đã cùng với những chiến sĩ đồng đội đánh đồn Cô Tô, dù bị chấn thương lên 3 lần nhưng không làm nản ý chí giết giặc, anh đã phá vỡ hàng rào gai để mở đường cho đồng đội tiến vào tiêu diệt kẻ thù. Kết thúc trận đánh với chiến thắng vẻ vang của quân ta thì đó là lúc anh qua đời khi mới 20 tuổi. Anh là một đảng viên tiêu biểu của Đảng Cộng Sản Việt Nam và cũng là tiểu đội trưởng gương mẫu.

>>> Anh hùng Võ Thị Sáu – Tấm gương sáng của người con gái đất đỏ

Với ý chí kiên cường và lòng dũng cảm của anh đã được bộ đội ta noi theo trên các trận chiến đấu khiến quân giặc khiếp sợ.

Ngày 19 tháng 5 năm 1952, Cù Chính Lan được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân, huân chương kháng chiến hạng nhất và huân chương quân công hạng hai.

Bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu về người anh hùng Cù Chính Lan hi vọng mang đến cho bạn kiến thức và hiểu hơn về cuộc sống của ông. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức liên quan nhé. Chúc bạn thành công!

dreamersmoms: