Thứ Năm, Tháng Tư 18, 2024
Home > Tấm gương sáng > Anh hùng Vũ Xuân Thiều – phi công cảm tử trận chiến B52

Anh hùng Vũ Xuân Thiều – phi công cảm tử trận chiến B52

Người anh hùng Vũ Xuân Thiều tham gia kháng chiến chống Mỹ

Anh hùng Vũ Xuân Thiều là một cái tên ghi nhiều chiến tích trong công cuộc kháng chiến trước đây. Để tìm hiểu chi tiết hơn về người anh hùng này thì hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết này nhé. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Mục Lục

1. Tiểu sử của người anh hùng Vũ Xuân Thiều

Anh hùng Vũ Xuân Thiều sinh ra tại quê xã Hải An, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông sinh năm 1945 và là con thứ 7 trong gia đình có 10 người con.  Trước đây, ông được học tại trường THPT Chu Văn An và trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Khi đang học năm 3 thì] ông trốn gia đình để nhập ngũ năm 1965. Đến khi ông được tuyển chọn vào không quân thì mới báo tin cho gia đình biết.

Người anh hùng Vũ Xuân Thiều tham gia kháng chiến chống Mỹ
Người anh hùng Vũ Xuân Thiều tham gia kháng chiến chống Mỹ

Năm 1968, ông đã hoàn thành khóa học tập xuất sắc và huấn luyện bay ở Liên Xô (trước đây), phi công Vũ Xuân Thiều trở về nước sau đó được vào viên chế của Trung đoàn Không quân Sao Đỏ (E921). Ông hi sinh khi đang làm nhiệm vụ. Thời điểm đó ông đang là đảng viên, thượng úy và trở thành trung đội trưởng thuộc Đại đội 9, Trung đoàn 927, Sư đoàn 371, Quân chủng Không quân.

Đến trung tuần tháng 12 năm 1972, Mỹ đã mở rộng công cuộc tập kích chiến lược quy mô bằng máy bay B-52 vào thành phố Hà Nội và Hải Phòng, đồng chí Vũ Xuân Thiều cùng với động đội để tiêu diệt B-52. Việc đánh chắc thắng nhờ vào phương án công kích gần của ông và có thể gây nguy hiểm cho máy bay và người lái.

Trong buổi triển lãm “Bản hùng ca Điện Biên Phủ trên không”, khách đã cùng tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam  để có cơ hội được chiêm ngưỡng những bức ảnh của phi công Vũ Xuân Thiều trước giờ xuất kích. Tuy nhiên không phải ai cũng biết, bức ảnh đó gắn liền với câu chuyện tấm lòng dũng cảm của người Anh hùng Vũ Xuân Thiều.

“Quả tên lửa thứ ba tiêu diệt B-52”

Ngày 18/12/1972, mở cuộc ném bom chiến luộc bằng không quân vào Hải Phòng và Hà Nội sau khi Ních xơn ra lệnh. Lực lượng phòng không quân với bộ đội tên lửa đã thực hiện bắn rơi nhiều máy bay B-52 cùng với nhiều loại máy bay khác tại Mỹ.

Sau khi đã xuất kích nhiều lần bằng không quân đã bắn rơi một số máy bay chiến thuật, tuy nhiên về sau vẫn chưa bắn rơi được máy bay B-52.

Đến đêm ngày 27/12/1972, phi công Phạm Tuân đã lập chiến công đầu tiên khi bắn rơi 1 máy bay B-52 cho không quân. Thành tích này đã cổ vũ niềm tin rất nhiều cho những phi công MiG-21 trong công cuộc hạ gục “siêu pháo đài bay B-52 bất khả xâm phạm” của đế quốc Mỹ.

Anh hùng Vũ Xuân Thiều được xem như một phi công có kinh nghiệm dày dặn tại Trung đoàn 927, Sư đoàn 371. Điều đó giúp cho anh được điều về Đại đội MiG trong công cuộc đánh đêm. Người anh hình này cũng rất nóng lòng để được lập công khi ra trận.

Ngày 28/12/1972, ước muốn của anh được thực hiện. Cụ thể khoảng 21 giờ 30 đến 23 giờ 30 đêm 28 tháng 12, địch tập trung đánh phá thủ đô Hà Nội bằng máy bay B-52.

Đến 21 giờ 41 phút, Phó Tư lệnh Không quân Trần Mạnh lệnh đã điều phi công Vũ Xuân Thiều xuất kích từ sân bay Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá để hỗ trợ.

Trong lúc bắn phá máy bay của mình, khi phóng hai tên lửa bắn trúng mục tiêu thì máy bay của Thiều cũng đã lao vào chiếc B-52 và hi sinh anh dũng.

>>> Anh hùng Võ Thị Sáu – Tấm gương sáng của người con gái đất đỏ

2. Tên anh đi vào lịch sử, ghi tạc trời xanh

Cho đến nay, sự hy sinh của phi công Vũ Xuân Thiều vẫn còn được xem là một ẩn số, nhiều người cho rằng máy bay của Vũ Xuân Thiều bị đối phương bắn hạ. Tuy nhiên, cả hai đồng chí Trần Mạnh và Trần Hanh đưa ra chỉ là nhận định mới chỉ là nhận định. Đến tháng 10/2002, câu chuyện về tinh thần cảm tử của Vũ Xuân Thiều được giải mã.

Nhân một chuyến công tác tại Mỹ, các chuyên viên Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam cùng đến thăm Viện Bảo tàng Không quân Mỹ tại Oa-sinh-tơn và có cơ hội được tìm hiểu về cuốn sách “Không chiến trên bầu trời Bắc Việt”. Cuốn sách có ghi lại trận không chiến vào đêm này 28/12/1972 trên bầu trời miền Bắc Việt Nam theo lời kể của phi công Mỹ khi tham gia trận chiến.

Máy bay Mig 21 xuất kích bắn phá B52
Máy bay Mig 21 xuất kích bắn phá B52

Theo lời của Istvan Toperczer ghi lại lời kể của một phi công Mỹ lái máy bay đang làm nhiệm vụ vệ tinh của chiếc B-52D bị máy bay của không quân của ta tấn công đêm hôm đó: “Chiếc máy bay MiG-21 của không quân Bắc Việt đã lao vút lên bầu trời. Cho đến khi phát hiện ra mục tiêu B-52 và những máy bay tiêm kích của Mỹ bảo vệ, chiếc MiG-21 mưu trí để vượt qua hàng rào bảo vệ đồng thời tiếp cận được mục tiêu.

Sau khi phóng quả tên lửa thứ nhất và quả thứ 2, thương chiếc B-52 nhẹ chỉ tròng trành trong vài giây rồi vẫn gắng gượng lao đến vị trí cắt bom. Khi khói vàng vừa nhả ra thì chiếc MiG-21 đã chớp khoáng để lao lên như một mũi tên vào chiếc B-52 Mỹ. Cả hai khối sắt thép cùng nổ tung trên bầu trời…”.

>>> Anh Hùng Núp Là Ai? Điều Gì Khiến Thực Dân Pháp Khiếp Sợ Ông?

Với những tài liệu được ghi trên thì có thể thấy nhận định của đồng chí Trần Mạnh và Trần Hanh về sự hy sinh dũng cảm của phi công Vũ Xuân Thiều đã được khẳng định.

Chiến công trên giúp cho Thượng úy, Liệt sĩ Vũ Xuân Thiều đã được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân  ngày 20/12/1994.

Anh hùng Vũ Xuân Thiều còn bắt hạ chiếc máy bay B-52D đêm ngày 28/12/1972 trên bầu trời Sơn La. Đây là chiếc máy bay B-52 thứ hai bị bắn hạ bởi Không quân nhân dân Việt Nam đồng thời cũng là chiếc pháo đài bay cuối cùng của Mỹ bị bắn rơi trong trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972.

Những chia sẻ trên đây về anh hùng Vũ Xuân Thiều hi vọng giúp các bạn tổng hợp thông tin và kiến thức hữu ích. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức liên quan nhé.