Con đường dẫn đến thành công luôn chứa đựng nhiều chông gai, thử thách, do đó việc đôi lần thất bại là điều không thể tránh khỏi. Nếu có đôi khi bạn cảm thấy quá khó khăn, đừng nên quá lo lắng vì những tấm gương vượt khó nổi tiếng dưới đây sẽ tạo thêm nguồn động lực, giúp chúng ta vượt qua bất cứ thách thức, trở ngại.
Mục Lục
Những tấm gương vượt khó nổi tiếng trong và ngoài nước
Walt Disney
Ông trùm hãng hoạt hình Walt Disney, “cha đẻ” của chú chuột Mickey, là người đã sáng lập nên hãng phim hoạt hình nổi tiếng trên toàn thế giới và còn đầu tư xây dựng công viên giải trí khổng lồ Disneyland ở bang California (Mỹ), khơi nguồn cảm hứng cho hàng triệu bạn nhỏ trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, trước khi gặt hái được những thành công vang dội như hiện nay thì ông cũng đã từng có tuổi thơ đầy khó khăn, vất vả, vấp phải nhiều thất bại trong cuộc sống.
Walt Disney đã bị sa thải bởi một biên tập viên vì “thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng nào tốt cả”, phim hoạt hình về chú chuột Mickey đã từng bị từ chối vì “quá đáng sợ đối với phụ nữ”, ông còn thất bại mấy lần nữa trước khi ra mắt bộ phim “Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn”, bị từ chối khoảng 302 lần khi vận động chi phí xây dựng công ty Walt Disney…
Harrison Ford
Xem thêm: Tấm gương khởi nghiệp thành công
Harrison Ford là một trong những điện ảnh ngôi sao vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông từng được đề cử giải Oscar, BAFTA và đoạt Quả Cầu Vàng. Ford nổi tiếng nhất với vai diễn Indiana Jones trong series phim Indiana Jones và vai Han Solo trong bộ ba tác phẩm kinh điển Chiến tranh giữa các vì sao.
Tuy nhiên, trước đó, ít ai biết rằng ông cũng đã từng trải qua giai đoạn khó khăn, thiếu thốn khi tiền đóng phim không đủ để chi trả phí sinh hoạt trong gia đình. Do đó, ông buộc phải trở thành người thợ mộc bất đắc dĩ để kiếm kế sinh nhai.
Nhà sáng lập hãng xe Ford
Trước khi hãng xe Ford có được một cơ ngơi như ngày nay, người sáng lập Henry Ford đã từng lập rồi phá ba công ty. Công ty thứ nhất mang tên Detroit nhưng nhanh chóng phá sản do Henry Ford chỉ tập trung thiết kế xe mà không kinh doanh. Công ty thứ hai mang tên ông chuyên về xe đua, nhưng sau đó chính Henry Ford bị các nhà đầu tư buộc rời khỏi công ty. Còn công ty thứ ba thì bị phá sản do doanh thu đi xuống.
Nguyễn Ngọc Ký – tấm gương vượt khó trong học tập
Xem thêm: Tấm gương học sinh nghèo vượt khó
Tấm gương vượt khó tiếp theo của Việt Nam không thể không kể đến là Nguyễn Ngọc Ký, tên tuổi ông từ lâu đã đi vào văn học và lịch sử Việt Nam, như tấm gương sáng về nghị lực phi thường đương đầu với số phận, không cam lòng với số phận của chính mình, cái tên Nguyễn Ngọc Ký đã vực dậy niềm tin cho nhiều người.
Năm 4 tuổi, ông gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Năm 7 tuổi, ông quyết tâm đến trường, cắn răng chịu đau luyện tập dùng chân để viết. Trong quá trình học tập, ông 2 lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu vì thành tích học tập xuất sắc vào các năm 1962 (lớp 6) và 1963 (ông tham dự kỳ thi sinh giỏi Toán lớp 7 toàn quốc và đứng thứ 5).
Năm 1970, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó trở về quê đi dạy và trở thành Nhà giáo ưu tú. Năm 1994, ông chuyển vào TP HCM, làm việc tại Phòng giáo dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh.
Gần nửa đời người gắn bó với bục giảng, là tác giả của hơn 30 đầu sách, diễn giả khoảng 1.500 buổi giao lưu, cái tên Nguyễn Ngọc Ký đã truyền nghị lực sống cho hàng triệu người.
Năm 2007 về hưu, ông vẫn miệt mài viết sách, trong đó có nhiều đầu sách cho lứa tuổi thiếu nhi. Ông còn tư vấn tâm lý qua tổng đài 1080. Với ông, làm tư vấn là hòa mình vào những câu chuyện, chạm đến chiều sâu tâm hồn người để lắng nghe, đồng cảm, chia sẻ và “tiếp lửa” thêm cho mọi người trong cuộc sống.
Hơn 2 năm nay, mỗi tuần ông Ký phải chạy thận nhân tạo 3 lần. Giữa những đau đớn của bệnh tật, ông vẫn hoàn thành những trang cuối của cuốn tự truyện đong đầy cảm xúc “Tôi học đại học”. Nhìn lại 67 năm qua ta có thể tưởng tượng quá trình gian nan vất vả mà ông đã trải qua. Nhưng với con người huyền thoại ấy, ta thấy nghị lực và niềm tin không bao giờ cạn.