X

Anh hùng La Văn Cầu – người truyền lửa cho thế hệ trẻ

Tấm gương giết giặc lập công của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân La Văn Cầu vang bóng một thời đã trở thành huyền thoại và đi vào sử sách. Dù đã bước sang tuổi 88 song ông vẫn tâm niệm chừng nào trái tim còn đập, ông vẫn còn muốn được cống hiến cho Tổ quốc. Ông là một trong 10 gương mặt tiêu biểu được đề nghị vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú năm 2019”. Dưới đây là bài viết về anh hùng La Văn Cầu – người truyền lửa cho thế hệ trẻ. Mời các bạn cùng tham khảo.

Mục Lục

Anh hùng La Văn Cầu quyết đi đánh giặc ở tuổi 16

Năm 1948, chàng trai La Văn Cầu khi ấy mới 16 tuổi theo lời kêu gọi của Tổ quốc đã xung phong lên đường đánh giặc. Theo lời kể của ông: một trong những lý do ông quyết đi chiến đấu là sau khi nghe mẹ ông kể câu chuyện về bố – người đi làm phu cho thực dân Pháp.

“Mẹ tôi nói là bố tôi rất to cao nhưng đi phu cho thực dân Pháp làm pháo đài về chỉ còn da bọc xương. Tháng trước tháng sau bố tôi mất. Tôi còn non trẻ nhưng lúc đó ý chí căm hờn của tôi cũng ngút trời. Quyết chí lên đường trả thù nhà, đền nợ nước”.

Tuy vậy, vì còn quá nhỏ nên anh hùng La Văn Cầu đã không nhận được sự đồng ý.

“Các chú làm công tác tuyển quân lắc đầu bảo: “Em còn nhỏ lắm, chưa đi được đâu”. Nhưng chí của tôi lúc đó quyết rồi, không thay đổi” – Đại tá La Văn Cầu nhớ lại – “Tôi nói với đồng chí tuyển quân là tôi còn nhỏ nhưng tôi có thể làm liên lạc cho đại đội. Đến khi tôi lớn lên cầm súng chắc chắn thì tôi chiến đấu”.

Anh hùng La Văn Cầu quyết tâm chặt đứt cánh tay

Đại tá La Văn Cầu chia sẻ về khoảnh khắc quan trọng khi ông quyết định chặt đi cánh tay mình: “Cánh tay của tôi lủng lắng. Tôi chỉ còn cách chặt đi, nhưng bản thân mình chặt không được nên phải nhờ đồng chí đội trưởng Nông Văn Pheo chặt giúp. Nhưng ban đầu đồng chí Nông Văn Pheo bảo: Không được cậu ơi, cậu về thôi để cho người khác làm”.

Anh hùng La Văn Cầu nói tiếp “Đồng chí ấy biết tôi là gia đình con một. Nhưng chúng tôi đã quyết tâm chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, trái tim còn đập còn chiến đấu”.

Đại tá La Văn Cầu kể lại rằng giây phút quyết định chặt đi cánh tay phải ông đã phải nghiến răng, lấy khăn mùi xoa, nhét vào miệng để khỏi cắn vào lưỡi. Ông nói mình đã “sẵn sàng hy sinh rồi chứ không nghĩ còn sống mà về với mẹ, với anh em đồng đội được nữa”.

Anh hùng La Văn Cầu quyết tâm chặt đứt cánh tay

Xem thêm về: anh hùng Nguyễn Văn Bảy

Sau 29 ngày đêm quân ta chiến đấu quyết liệt, anh dũng và mưu trí, chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950 đã giành thắng lợi. Chiến công của chiến sĩ La Văn Cầu khi ấy trở thành một hiện tượng, một tấm gương sáng.

Nói về chiến tích năm ấy, Đại tá La Văn Cầu nói có chiến thắng ấy nhiều đồng đội của ông đã ngã xuống: “Tổ bộc phá của chúng tôi hy sinh gần hết rồi. Bị thương có 4 người còn hy sinh hết. Chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mở đường, tạo điều kiện cho bộ đội tiến lên chiếm lĩnh trận địa”.

Anh hùng La Văn Cầu trở thành Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân ở tuổi 20

Anh hùng La Văn Cầu trở thành Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân ở tuổi 20

Đọc thêm: anh hùng Kim Đồng

Năm 1952, tại Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ Nhất, chiến sĩ La Văn Cầu được vinh dự là một trong 7 chiến sĩ đầu tiên được phong danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. Đặc biệt, với thành tích đặc biệt của mình, người anh hùng cũng vinh dự được gặp và được ăn cơm cùng Bác Hồ.

Anh hùng LLVTND La Văn Cầu nói giây phút được gặp Bác Hồ khiến ông vô cùng xúc động. Ông còn được ăn cơm với Bác và được Bác khen ngợi.

Giờ đây, ở tuổi 90, khi những cuộc chiến đã qua đi, anh hùng La Văn Cầu trở về đời thường, sống một cuộc sống giản dị và chan hoà. Những khi khỏe mạnh, ông vẫn tự tay quét dọn đường phố, làm sạch cho khu dân cư của mình.

Bước ra từ sử sách, người chiến sĩ kiên cường ấy vẫn luôn sống theo lý tưởng của Đảng. Ông sẽ mãi là anh hùng La Văn Cầu – người truyền lửa cho thế hệ trẻ. Thời gian rồi sẽ trôi qua, những kí ức của người anh hùng có thể sẽ phai mờ trong tâm trí nhưng bài thơ về những chiến công của anh hùng La Văn Cầu vẫn sẽ còn được nhắc nhớ mãi bởi những thế hệ trẻ sau này.

Linh: