Người anh hùng Vừ A Dính chắc hẳn không còn xa lạ với các bạn học sinh ngồi trên ghế nhà trường. Một người lính du kích hiên ngang, anh dũng hi sinh trước mọi kẻ thù là một tấm gương sáng cho mọi thế hệ. Để hiểu hơn hết về tiểu sử và những công lao trong kháng chiến chống Pháp của anh hùng này, các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục Lục
1. Tiểu sử anh hùng Vừ A Dính
Anh hùng Vừ A Dính sinh ngày 12/09/1934, tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên). Anh là người dân tộc Mông và người con thứ ba của ông Vừ Chống Lầu (sinh năm 1899) và bà Sùng Thị Plây (sinh năm 1901).
Sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng. Bố của anh là cán bộ Việt Minh, bị thực dân Pháp bắt và giam tại nhà tù Sơn La. Năm 1949, ông bị thực dân Pháp thủ tiêu và sau đó được Đảng và Nhà nước truy tặng là liệt sĩ ngày từ ngày 5/9/1964.
Bà Sùng Thị Plây mở một cơ sở kháng chiến của địa phương. Trong đợt càn của địch vào Pú Nhung, bà bị nghi ngờ tiếp tế cho Việt Minh bên đã bị bắt cùng bố chồng và 7 người người anh chị của em của Vừ A Dính. Sau đó họ bị giam tại đồn Bản Chăn.
Anh trai Dính là Vừ Gà Lử rất may hôm đó vào núi nên không bị bắt. Khi cả nhà đang bị giam tại đồn Bản Chăn, Vừ A Dính được đơn vị phái xuống nắm tình hình của địch để chuẩn bị cho bộ đội đánh đồn. A Dính nhiều lần liên lạc được với mẹ và biết tin giặc chuẩn bị đưa quân lên đánh khu du kích ở Pú Nhung.
Ngay sau đó, bà đã trốn ra bìa rừng gặp Vừ A Dính cấp báo tin này đồng thời chuyển cho hơn 100 viên đạn trộm được của giặc. Tuy nhiên không may trên đường về bà bị tốp lính tuần tra phát hiện.
Nghi ngờ bà có liên lạc với Việt Minh nên đã khám nơi giam cầm. Tại đây, địch còn phát hiện rất nhiều đạn mà bà cùng các con trộm được. Chúng đã lôi tất cả 22 người, trong đó có ông nội, mẹ, chị gái với 9 người em trong gia đình bắn chết.
Sau đó, bà Sùng Thị Plây đã được Đảng và Nhà nước truy tặng Liệt sĩ ngày 14/10/1964 và được Chủ tịch Nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đợt đầu tiên (năm 1994) vì có chồng, con và bản thân là liệt sĩ.
>>> Xem thêm: Những nữ anh hùng Việt Nam khiến quan địch khiếp sợ
2. Con đường cách mạng của anh hùng Vừ A Dính
Sinh ra trong gia đình Mông có truyền thống cách mạng, yêu nước. Từ nhỏ, Dính vốn là một đứa bé nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ. Anh sớm được giác ngộ cách mạng, một lòng căm thù giặc Pháp xâm lược.
Chỉ mới 13 tuổi, Vừ A Dính xung phong đi canh gác cùng các anh chị lớn. Trong một lần bị địch truy kích vào bản làng thì anh chạy về xem mẹ với các em đã vào bản chưa và bị chúng bắt đi khuân đồ cướp bóc cho chúng.
Tới con dốc cạnh suối thì Dính lợi dụng địa hình này để chạy trốn. Anh giả trượt chân lăn theo rọ lợn xuống sườn dốc và bị chúng bắt lại. Sau khi về trại thì anh nghe tin sáng mai bị giết do làm mất con lợn của chúng, ngay đêm đó thì Dính cùng với Ông già Vừ Sa ở bản Phiêng Pi đang bị bắt giam cùng trốn thoát ra ngoài.
Trong bao nhiêu khó khăn thời kháng chiến nhưng Dính luôn lạc quan, yêu đời. Anh rất ham học hỏi, và luôn có cuốn sách bên mình để học bất cứ khi nào. Vừa biết đọc, viết chữ thành thạo, hình ảnh chiến sĩ nhỏ Vừ A Dính hằn sâu trong mắt các chiến sĩ của đội vũ trang Tuần Giáo.
Trong lần cơ sở bí mật của mẹ bị phát hiện và bị địch bắt giam thì Dính buồn và thương mẹ lắm. Lần cuối cùng gặp mẹ ở bờ suối mà Dính không biết khi ngay sau đó họ đã bị giặc bắn chết với 22 người khác.
Trong khi đó sau khi bí mật gặp mẹ trở về Dính mang theo bọc trăm viên đạn mẹ giao cho mà người ướt đẫm sương. Trời kín sương mù nên rất khó quan sát và bị rơi vào ổ phục kích của địch mà không biết.
>>> Xem thêm: Nội dung đặc sắc trong phim anh hùng phong thần bảng
Khám xét thấy túi đạn trên người, Dính bị đánh đập dã man nhưng không khai lấy nửa lời. Anh đã bị đánh gãy 1 chân, mặt tím bầm, môi sưng vù rất đau đớn Đêm đó, Dính bị trói vào gốc đào giữa sương khuya lạnh buốt.
Trong một lần gặp người cùng làng đi qua thì Dính vội nhắn bằng tiếng Mông: “Cái túi tài liệu tôi giấu trong rừng, nhắn các anh ra lấy về”. Biết được thằng bé này có nhiều du kích nên phải canh gác cẩn thận.
Khi biết mình khó có thể thoát khỏi quân địch, Dính đã hô lính mang sữa, bánh lại nhưng chỉ uống vài ngụm nước. “Làm cáng cho tao !”. Dính nói với tên đội Tây.
Suốt một ngày Dính bắt giặc khiêng mình hết núi này đến rừng khác nhưng chưa chịu chỉ vị trí đóng quân bộ đội. Và cuối cùng dẫn họ đến nơi xuất phát ban đầu. Biết bị lừa, địch đã bắn đàn vào ngực Vừ A Dính rồi treo xác lên cây đào cổ thụ.
Hôm đó là chiều tối ngày 15/6/1949, Vừ A Dính đã hy sinh anh dũng khi chưa tròn 15 tuổi bên gốc cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn. Sự hi sinh của anh hùng Vừ A Dính đã khiến cho 10 tên lính ngụy giác ngộ và trốn khỏi địch.
Bài viết trên đây tổng hợp thông tin tiểu sử anh hùng Vừ A Dính và con đường cách mạng dân tộc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để có được tin tức hữu ích về anh.