Anh hùng rơm là gì? Chắc hản nhiều người chưa hiểu về ý nghĩa của câu nói này, bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu hơn về những lời nhắn gửi sâu xa của người xưa qua cách nói đầy ẩn ý này.
Mục Lục
Anh hùng rơm là gì?
Anh hùng nghĩa là gì?
Anh hùng là một con người thực sự hoặc một nhân vật hư cấu, đã chiến đấu với nghịch cảnh thông qua những chiến công của sự khéo léo, can đảm hoặc sức mạnh trong khi đối mặt với các nguy hiểm.
Trong văn học cổ điển, anh hùng là nhân vật chính hoặc được tôn kính trong thơ sử thi anh hùng được ca tụng qua các truyền thuyết cổ xưa của một dân tộc, thường cố gắng chinh phục quân đội và sống theo một mã danh dự cá nhân liên tục bị lỗi.
Xem thêm: Anh hùng Núp
Anh hùng rơm là gì?
Không biết thành ngữ anh hùng rơm có từ bao giờ nhưng ý nghĩa của nó thật hay, thật ấn tượng. Anh hùng rơm chỉ những kẻ nông nổi không có tài năng, dũng khí, nhưng lại thích khoe khoang, khoác lác, ra vẻ ta đây hơn người. Nó vẽ lên hình ảnh một kẻ tài năng thi tầm thường, có khi hèn nhát nữa, nhưng mở miệng thì toàn chuyện lớn lao trên trời dưới bể để lòe thiên hạ.
Anh hùng rơm là thành ngữ dùng để chế giễu những kẻ không có can đảm, tài năng nhưng lại hay khệnh khạng, hung hăng, vênh váo. Kiểu câu định nghĩa: Anh hùng là anh hùng rơm, kết hợp với hình ảnh mồi lửa (rơm dễ cháy, ngọn lửa bốc lớn nhưng tắt rất nhanh) cùng cụm từ đặc biệt độc đáo và sáng tạo: cơn anh hùng, tạo nên xâu chuỗi liên tưởng rất thú vị, từ đó bật ra tiếng cười trào lộng sảng khoái mà thâm thúy.
Tìm hiểu thêm: Anh hùng Phạm Tuân
Anh hùng thuộc về tính cách, bản chất của con người; còn cơn anh hùng thì lại hoàn toàn là bốc đồng trong chốc lát, giả tạo mà thôi. Không những không lừa được ai mà lại còn làm trò cười cho thiên hạ. Đối với hạng người này, ta chỉ cần giao cho một việc nhỏ trong hoàn cảnh có khó khăn, thử thách thì bản chất bất tài, hèn kém sẽ lộ ra ngay. Khác nào anh hùng bện bằng rơm, chỉ cần một mồi lửa nhỏ châm vào là cháy rụi thành tro bụi.
Những kiểu anh hùng rơm ngày nay
Xã hội đang có nhiều thay đổi là liên tục phát triển. Những thay đổi ấy kéo theo sự nhìn nhận về giá trị đạo đức, đời sống khi luận bàn về tư chất, nhân cách con người. Và với tốc độ phát triển chóng mặt trên nhiều phương diện đời sống như hiện nay, nhiều người bị lầm lẫn giữa tinh thần nghĩa hiệp với thói anh hùng rơm lố bịch.
Nhất là trong giới trẻ. Một bộ phận không nhỏ những người làm trai hiện đang coi những giá trị ảo là mẫu mực để xây dựng mình thành một trang hảo hán trong mắt người khác. Lên mạng xã hội khoe những chiến tích game online, vung tiền vào những cuộc chơi vô bổ để khẳng định vị thế đại gia, phóng xe bạt mạng và coi đó là thích cảm giác mạnh mà bất chấp an nguy của người khác và làm tổn thương những giá trị của đời sống văn minh, sẵn sàng tử chiến cùng đối thủ với đủ loại hàng nóng theo kiểu mạnh được yếu thua hoang dã. Những hành động ấy – thật không may – lại được tiếp sức, cổ vũ bởi không ít những đám người ăn theo, như kiểu “hội những người phát cuồng vì…” gì gì đó.
Có những bạn trẻ còn “can đảm” lên mạng xã hội trưng bày việc chửi cha mắng mẹ, đâm xe chết người hoặc trèo lên đầu tượng đài, ngồi lên mộ liệt sĩ… làm những chuyện ngược đời và đáng xấu hổ nhưng lại mong bàn dân thiên hạ nhấn nút “like”, chú ý tới mình. Ấy vậy nhưng khi bị lên án, bị “ném đá” thì lặn mất tăm, hiện nguyên hình là kẻ hèn nhát. Có lẽ họ đã nghĩ mình dám nghĩ dám làm, dám làm dám chịu. Nhưng họ không biết sự khác nhau giữa hiệp sĩ và anh hùng rơm; không phân biệt được sự dũng cảm với sự liều lĩnh; sự chín chắn với hành động thiếu suy nghĩ.
Câu nói “anh hùng rơm” nhắc nhở chúng ta hãy phấn đấu làm người anh hùng một cách đường hoàng hiên ngang, được người đời ca tụng, đừng để mang danh anh hùng nhưng lại bị người đời mỉa mai, chê trách và khinh thường.